Cả nhà sống cùng… rác

02:03, 08/03/2012

Cách thị trấn Dran - huyện Đơn Dương chừng 2 km xung quanh không có một nhà dân chỉ vỏn vẹn túp lều nằm trên đồi lọt thỏm giữa bãi rác lớn của huyện Đơn Dương. Đó là nơi sinh sống của anh Nguyễn Văn Thông với vợ, mẹ vợ, 2 con và 2 cháu.

Cách thị trấn Dran - huyện Đơn Dương chừng 2 km xung quanh không có một nhà dân chỉ vỏn vẹn túp lều nằm trên đồi lọt thỏm giữa bãi rác lớn của huyện Đơn Dương. Đó là nơi sinh sống của anh Nguyễn Văn Thông với vợ, mẹ vợ, 2 con và 2 cháu.

Túp lều tạm bợ nhà anh Thông
Túp lều tạm bợ nhà anh Thông


Hoàn cảnh gia đình anh  Nguyễn Văn Thông từ dưới đèo Sông Pha lên lập nghiệp ở đây vô cùng khó khăn. Cách đây 30 năm, anh xây dựng gia đình với chị Danh Cẩm Sương sinh được 2 trai, 2 gái. Cuộc sống túng bấn, ở tuổi 53 rồi anh Thông không có nổi một cái nhà hay một mảnh đất, anh làm quần quật quanh năm mà cũng có đủ ăn cho cả gia đình.

Đứa con gái lớn lấy chồng sinh con thì ly dị để lại hai đứa cháu ngoại cho anh Thông nuôi, vừa nuôi con vừa nuôi cháu, nuôi thêm mẹ vợ mắc bệnh tim nữa nên gia đình anh lại càng khó khăn hơn. Cả gia đình sống trên một bãi rác và kiếm sống bằng công việc lượm ve chai.

Anh Thông nhận hợp đồng quản lý bãi rác Đơn Dương và làm túp lều tạm bợ để cả gia đình ở. Điều kiện sống vô cùng tồi tệ: sống trên bãi rác đâu đâu cũng có ruồi, ruồi từ bãi rác vào trong nhà vô cùng ô nhiễm. Khi làm việc với một bãi rác hôi thối vậy mà anh không bao tay, không khẩu trang. Được hỏi tại sao không bảo hộ cho bản thân, anh Thông nói: “Có bệnh thì đã bệnh rồi! Sống với rác quen rồi! Có khẩu trang thì thấy ngứa ngáy không chịu được, có bao tay thì làm chậm lắm mà phải kiếm thu nhập để nuôi gia đình nữa”. Thu nhập 1 ngày của gia đình anh từ 100 - 150 ngàn đồng, những ngày Tết cư dân trong vùng thải rác sinh hoạt nhiều thì anh Thông kiếm khá hơn, khoảng 200 ngàn đồng. Anh Thông làm quản lý bãi rác nhưng không nhận được tiền lương, thay vào đó là anh được “toàn quyền” quản lý ve chai ở bãi rác. Hàng ngày, từ sáng sớm cho tới chập tối anh tung hoành trên bãi rác này để lượm ve chai.

Nhìn khuôn mặt anh Thông so với tuổi già hơn rất nhiều và hoàn cảnh gia đình anh thì không khỏi bùi ngùi, xót xa.

Khi đi ngang qua thị trấn Đơn Dương ta bắt gặp những bản tuyên truyền: “Nhân dân huyện Đơn Dương phấn đấu bảo vệ môi trường sạch đẹp” hay “Môi trường là vấn đề của toàn nhân loại”. Nhưng tại bãi rác Đơn Dương, tình trạng rác thải chảy tràn xuống đường gây ô nhiễm môi trường. Theo anh Thông quản lý bãi rác Đơn Dương thì sở dĩ rác tràn xuống đường là do một bộ phận người dân  thiếu ý thức vứt quanh khu vực bãi rác. Những người không đóng tiền thu rác nên cứ chiều tối là đem rác tới đây vứt, có khi công khai vứt rác giữa ban ngày. Chỉ khi nào đến ngày lễ thì mới có công nhân tới thu dọn. Gia đình anh Thông vừa làm công việc thu lượm ve chai vừa dọn rác xung quanh vào bãi.

HOÀNG YÊN