Ve sầu là một siêu côn trùng có hại. Tác hại của ve sầu đối với bà con nông dân chúng ta trong những năm qua là rất lớn, nhất là đối với bà con trồng cà phê. Còn nhớ năm 2008 đại dịch ve sầu đã làm cho nông dân trồng cà phê của tỉnh nhà điêu đứng, hàng trăm ha cà phê mất trắng. Các phương pháp diệt ve sầu bằng hóa chất vẫn chưa phát huy hiệu quả. Trong lúc bà con nhiều nơi còn lúng túng thì bà con nông dân ở các xã Đạ M’ri, thị trấn Đạ M’ri (Đạ Huoai) đã có cách diệt ve sầu khá hiệu quả.
Ve sầu là một siêu côn trùng có hại. Tác hại của ve sầu đối với bà con nông dân chúng ta trong những năm qua là rất lớn, nhất là đối với bà con trồng cà phê. Còn nhớ năm 2008 đại dịch ve sầu đã làm cho nông dân trồng cà phê của tỉnh nhà điêu đứng, hàng trăm ha cà phê mất trắng. Các phương pháp diệt ve sầu bằng hóa chất vẫn chưa phát huy hiệu quả. Trong lúc bà con nhiều nơi còn lúng túng thì bà con nông dân ở các xã Đạ M’ri, thị trấn Đạ M’ri (Đạ Huoai) đã có cách diệt ve sầu khá hiệu quả.
Nguyên nhân của sự phá hoại
Ve sầu trong tiếng Anh là Dry Flies (Ruồi khô), nguyên nhân của nó là do dân Nam Mỹ nhìn thấy các xác khô của con ve trên cây sau khi lột xác từ ấu trùng để trở thành con ve trưởng thành.
Giai đoạn ve sầu đang lột xác. |
Ve sầu là một siêu họ côn trùng, có vòng đời từ một ấu trùng để thành một con ve trưởng thành thường từ 2 đến 5 năm, ve sầu đang làm khổ bà con nông dân vùng Tây Nguyên trong những năm gần đây. Loài phổ biến ở Việt Nam là loài Magicicada có vòng đời thường là 17 năm, đôi khi là 13 năm. Tháng 3, sau những cơn mưa đầu mùa chính là lúc ve sầu hoạt động mạnh, ấu trùng từ dưới đất chui lên cây, lột xác để trở thành con ve trưởng thành và bay đi tìm bạn đời. Tiếng kêu ve ve là của con ve đực dụ con ve cái, sau khi giao phối ve cái sẽ đào một rãnh trên cây để đẻ trứng. Những vết rãnh trên thân cây do ve sầu cái đào để đẻ trứng là những vết thương tạo cơ hội cho các loại nấm và vi khuẩn có hại thâm nhập vào cây trồng. Ve cái đẻ trứng nhiều lần, tổng số trứng một con ve cái đẻ ra vào khoảng 200 trứng, đời sống của chú ve chỉ kéo dài được 1 tháng sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ duy trì nòi giống của mình. Chỉ sau 6 đến 8 tuần lễ thì trứng sẽ nở thành ấu trùng và rơi xuống đất. Sau khi chui được xuống đất ấu trùng đào mộ cái hang dài hình ống sâu từ 0,3 đến 2,5 m và sống trong đó. Ấu trùng cắn hút nhựa của những rễ cây xuyên qua thành hang suốt giai đoạn ấu trùng (từ 13 đến 17 năm) sau đó mới lên lại cành cây để lột xác thành ve. Đây là giai đoạn ve sầu gây hại nhiều nhất, khó tiêu diệt nhất. Đi thăm một số vườn trong những năm bị ve sầu hại nặng, chỉ dùng cuốc cào một lớp đất mỏng đã thấy lộ lên hàng chục lỗ nhỏ như bề mặt rổ sảo.
Nhiều năm nay, ve sầu đã phá hoại không biết bao nhiêu vườn cây đang sung sức, làm thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể, bà con nông dân đã tìm mọi biện pháp để tận diệt nhưng không xong, các nhà nghiên cứu về hóa chất cũng đành bó tay vì không tìm ra được thuốc chữa. Câu trả lời cho nguyên nhân bất thường này là do chính mình, con người đã không tôn trọng quy luật tự nhiên, không biết nhà nghiên cứu vĩ đại nào đã cho ra đời và phổ biến một loại hóa chất trộn với mỡ xay để bôi lên cây diệt kiến, sau một thời gian không còn tìm thấy chú kiến nào nên trứng ve tha hồ mà nở ra thành ấu trùng chui vào lòng đất cắn rễ cây. Ve sầu phát triển đến mức mỗi khi vào vườn thì nhận lấy những hạt chất thải của ve mà tưởng như mưa, ve bay tông vào người ngã lăn ra đầy mặt đất.
Cũng xin đừng hỏi ai? Mà phải trả lời ngay là do chúng ta đã tận diệt hết thiên địch. Thiên địch theo định nghĩa của Wikipedia là các loài sinh vật được sử dụng để diệt trừ các sâu bệnh hại, bảo vệ mùa màng, các loài thiên địch thường là chuồn chuồn, bọ ba khoang, chim sâu… và kiến vàng. Thiên địch còn có nghĩa là “Kẻ thù tự nhiên của sâu hại”. Một số người bạn của tôi có hỏi: Tại sao ở vườn nhà thì nhiều ve sầu, còn ở trên rừng bao la như thế mà lại thấy rất vắng ve sầu. Câu trả lời cũng là tại chúng ta làm phá vỡ hệ sinh thái và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật tiêu diệt không thương tiếc các loài thiên địch, nhất là các loại kiến.
Kinh nghiệm diệt ve sầu
Xác định nguyên nhân chính của sự tàn phá do ve sầu gây ra là do chúng ta đã diệt hết kiến, đặc biệt là kiến vàng, một loại kiến ăn thịt rất có ích nên không còn ai ăn trứng ve sầu, thì nay chúng ta phải nuôi lại kiến và tận diệt ve sầu; muốn nuôi lại kiến vàng thì phải đi tìm tổ kiến vàng mang về vườn mình nuôi. Theo kinh nghiệm nhiều vùng thì bà con vào các khu có cây rậm, có nhiều hơi ẩm, nơi đó sẽ có nhiều tổ kiến vàng, nhẹ tay cắt nguyên cành cây có tổ kiến bỏ vào túi ni lông mang về thả ở vườn mình, để kiến vàng ở lại và phát triển thì lúc mang kiến về nên cho thêm ít thịt mỡ treo trên cành cây; kiến sẽ ăn trứng ve, tiêu diệt kiến đen cũng như rệp sáp…
Cho đến nay, chưa có tài liệu hay công trình nghiên cứu nào đánh giá rằng ve sầu có lợi cho mùa màng, chỉ thấy có hại nên cần phải diệt ve, hiện đang là thời điểm thích hợp nhất để diệt ve sầu, vì vòng đời của ve sầu trưởng thành là chỉ sống 1 tháng để giao phối và đẻ trứng, diệt ve khi mà nó chưa kịp đẻ trứng là hiệu quả nhất. Có nhiều cách để diệt ve sầu như: Ban đêm chúng ta thắp đèn (đèn điện, đèn bình ắc quy, đèn dầu) hoặc đốt lửa… tạo ánh sáng để ve xông vào và ta cứ việc bắt sống, ban ngày có thể dùng vợt (tự chế) để bắt ve trên cây… Nhưng theo kinh nghiệm của một số bà con nông dân tại thị trấn Đạ M’ri và xã Đạ M’ri đã làm nhiều năm nay rất đơn giản và hiệu quả, mật độ ve sầu ở đây chỉ sau 4 năm phát động đã giảm hẳn và gần như bị tận diệt. Vào thời điểm này (giai đoạn ve sầu lột xác) khoảng tầm 7 giờ tối bà con rủ nhau dùng đèn pin soi vào các gốc cây, bụi cỏ trong vườn để tìm bắt ve sầu khi lột xác, ấu trùng ve sầu khi lên khỏi mặt đất sẽ tìm nơi bám chắc và tiến hành lột xác. Ve sầu chỉ lột xác ở độ cao tầm với trở lại nên việc thu nhặt rất thuận lợi.
Hoài Bảo