Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của cử tri

03:05, 13/05/2012

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ hơn nữa và có những giải pháp hữu hiệu hơn, quyết liệt hơn trong công tác kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả trên thị trường; ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, thao túng thị trường giá cả; tăng cường quản lý, điều hành giá cả một số mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, điện, nước, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật tư nông nghiệp, giá vàng… nhằm đảm bảo bình ổn giá, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ hơn nữa và có những giải pháp hữu hiệu hơn, quyết liệt hơn trong công tác kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả trên thị trường; ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, thao túng thị trường giá cả; tăng cường quản lý, điều hành giá cả một số mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, điện, nước, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật tư nông nghiệp, giá vàng… nhằm đảm bảo bình ổn giá, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trả lời: Để bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát nói chung, trong năm 2011, Quốc hội, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, trong đó trọng tâm là Nghị quyết số 59/2011/QH12, Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ nhằm tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Trong lĩnh vực quản lý, điều hành giá, Chính phủ cũng tập trung chỉ đạo điều hành giá các mặt hàng Nhà nước còn kiểm soát giá phù hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Theo đó, giá điện và giá xăng dầu được xem xét điều chỉnh tăng ở mức có kiềm chế, tránh tác động mạnh đến mặt bằng giá chung. Đối với các mặt hàng khác (trong đó có mặt hàng nước sạch, thuốc chữa bệnh, vật tư nông nghiệp), Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá thông qua việc kiểm soát chặt chẽ phương án giá, đăng ký giá, kê khai giá của doanh nghiệp để loại trừ các chi phí bất hợp lý. Kiên quyết dừng các trường hợp tăng giá bất hợp lý so với biến động tăng của các yếu tố đầu vào. Đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về giá, thuế, về quản lý thị trường chống các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, thao túng giá cả…

Năm 2012, bên cạnh tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, trong đó xác định năm 2012 tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo bốn nhóm giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đó là:


1- Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt (kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 khoảng 15-17% tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô).

2- Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả (tiết kiệm chi, tăng thu ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 xuống dưới 4,8% GDP).

3- Tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, tổ chức tốt thị trường trong nước.

4- Khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.

Căn cứ Nghị quyết trên, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương sẽ ban hành Chương trình hành động cụ thể để chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt Nghị quyết.