Bệnh do nấm Fusarium solani gây hại. Triệu chứng đầu tiên là lá chuyển màu vàng, dễ rụng khi bị lay nhẹ. Các lá già rụng trước sau đó đến các lá trên...
Bệnh vàng lá thối rễ
Bệnh vàng lá. Ảnh minh họa - Nguồn Internet |
Bệnh do nấm Fusarium solani gây hại. Triệu chứng đầu tiên là lá chuyển màu vàng, dễ rụng khi bị lay nhẹ. Các lá già rụng trước sau đó đến các lá trên. Lúc đầu chỉ có vài nhánh biểu hiện lá vàng, cây vẫn sống nhưng ở phần rễ cây thì bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Khi bệnh nặng tất cả các rễ đều bị thối và cây chết.
Bệnh thường gây hại nặng ở những vùng thường xuyên ngập nước. Đất bị ngập nước thì rễ cây sẽ bị thiếu oxy, làm rễ suy yếu. Nấm Fusarium solani có sẵn trong đất sẽ dễ dàng tấn công vào chóp rễ , làm rễ bị thối. Ngoài ra, ở những vùng đất có tuyến trùng thì khi chúng chích hút tạo vết thương, thuận lợi cho nấm xâm nhập gây hại trầm trọng hơn.
* Biện pháp phòng trừ:
Đối với bệnh vàng lá thối rễ nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, chú ý các biện pháp phòng mang lại hiệu quả hơn biện pháp trừ.
- Trồng cây nơi đất cao thoát nước tốt, nếu vùng đất thấp phải làm bờ bao.
- Khi phát hiện bệnh sớm thì cắt bỏ rễ bị thối và bôi thuốc vào vết cắt.
- Dùng kết hợp nấm đối kháng Tricoderma ủ với phân chuồng hoai mục bón hàng năm nhằm tạo tơi xốp cho đất, hạn chế bệnh sẽ hiệu quả hơn.
- Bón thêm phân kali, lân làm tăng khả năng đề kháng của rễ cây đối với bệnh.
- Đối với cây mới chớm bệnh nên sử dụng một trong các loại thuốc sau: Aliette 80 WP, Ridomil 72WP, Benomyl 50WP, Norshield 86.2WG. Ngoài ra, có thể phòng trừ tuyến trùng tác nhân gây bệnh bằng các loại thuốc gốc Ethoprophos (Etocap 10 G, Mocap 10G, Nisuzin 10G, Vimoca 10 G & 20 ND...), Regent 0.3G,..
Bệnh vàng lá Greening
Bệnh xảy ra trên cây còn nhỏ gây ra triệu chứng đốm vàng, loang lổ trên lá làm phiến lá chuyển màu vàng chỉ còn gân lá màu xanh. Khi bệnh nặng cây không phát triển, tán lá không đều, các lá mọc thẳng đứng, cứng. Còn cây lớn bị mắc bệnh vàng lá trái nhỏ, méo mó, khi bổ dọc trái thấy tâm trái bị lệch hẳn sang một bên và hạt bị thui có màu nâu. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do dùng mắt ghép từ những cây mang mầm bệnh và do rầy chổng cánh gây ra.
Cách phòng bệnh vàng lá: Trồng giống cây sạch bệnh, không dùng mắt ghép, gốc ghép, cành chiết từ những cây bị bệnh. Khi cắt tỉa cành nên khử trùng dụng cụ cắt tỉa sạch sẽ. Diệt trừ rầy chổng cánh và nhổ bỏ những cây nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy để diệt mầm bệnh, tránh lây lan ra diện rộng. Cây mới chớm bệnh phun thuốc CuSO4 + ZnSO4 + MgSO4, phun 10-15 ngày/lần đến khi cây hồi phục.
Qui trình phòng chống tái nhiễm trên cây giống sạch bệnh
1. Chặt bỏ nguồn bệnh xung quanh
Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn bằng cách chặt bỏ các cây đã bị nhiễm bệnh xung quanh vườn trước khi trồng cây sạch bệnh.
Trồng cây sạch bệnh được sản xuất trong nhà lưới 2 cửa có nguồn gốc rõ ràng, có bảo vệ khi vận chuyển (xử lý thuốc trước khi vận chuyển).
Tỉa cành và bón phân hợp lý để điều khiển các đợt đọt ra tập trung để dễ theo dõi và dễ phát hiện sự hiện diện của rầy chổng cánh.
Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế sự tái xâm nhiễm của rầy chổng cánh từ nơi khác đến, vì gió cũng có ảnh hưởng đến sự phát tán và di chuyển của rầy trưởng thành.
2. Nhà vườn có thể áp dụng các phương pháp chống tái nhiễm bệnh
a. Sinh học
Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina.
Dùng bẫy màu vàng để theo dõi rầy chổng cánh. Mỗi vườn nên đặt ít nhất 5 bẫy để theo dõi (4 bẫy ở 4 góc vườn và một bẫy ở chính giữa vườn). Khi phát hiện thành trùng thì có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trị.
b. Dầu khoáng
Phun thuốc khi thấy chồi non khoảng 0,5 - 1cm và 2% số cây trên vườn ra chồi non, mỗi đợt chồi ta nên phun ít nhất 2 lần. Sử dụng Enspray 99,9 EC, pha 30-40 cc/8 lít nước.
c. Thuốc hóa học
Cây con dưới 7 tháng tuổi, áp dụng phương pháp tưới như sau: pha 3 ml Co
nfidor với 50 ml nước, tưới xung quanh cách gốc 10cm cho 1 cây, 3 tháng tưới 1 lần.
Cây con từ 7-12 tháng tuổi, áp dụng phương pháp sơn lên gốc 1,5 ml/cây/tháng/lần (vị trí sơn: từ mắt ghép trở xuống).
Cây từ 2 năm tuổi, áp dụng phương pháp sơn lên gốc 2 ml/cây/tháng/lần.
Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật để phun vào mỗi đợt lộc non trừ rầy như: Supracide 40 ND liều lượng 10-15ml/bình 8 lít, Actara 25 WG 1g/bình 8 lít, Trebon 10 ND 10-15 ml/bình 8 lít phun lên lá.
d. Phòng rầy chổng cánh bằng cây trồng xen ổi
+ Chọn giống ổi: Ổi xá lỵ nghệ; nhân giống bằng chiết cành, ghép cành.
+ Chọn giống cây cam quýt phải sạch bệnh.
+ Trồng ổi trước 6 tháng và sau đó trồng cam quýt.
+ Khoảng cách trồng ổi: 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m.
+ Khoảng cách trồng giống cam quýt 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m; bưởi: 5 x 5m hoặc 6 x 6m.
+ Chiều cao cây ổi thấp hơn cây cam quýt là 20 - 30 cm.
+ Điều kiện vườn cây trồng xen thoát nước tốt.
+ Chú ý phòng trừ bệnh thối rễ trên cam quýt bằng cách dùng gốc ghép bưởi Lông Cổ Cò.
Lưu ý, trong vườn trồng cam, quýt, bưởi, chanh không nên trồng cây nguyệt quế, cần thăng, kim quất ở gần vì loại cây này rầy chổng cánh rất ưa thích.
Thanh Sơn