Qua điều tra, xác minh, Báo Lâm Đồng đã nhiều lần phản ánh vụ việc giải quyết mâu thuẫn quá chậm chạp và kéo dài giữa gia đình bà Mùng Si Múi và gia đình ông Sì A Lái (cùng trú tại thôn Gia Bắc I, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh) về tranh chấp lối đi chung. Nguyên nhân chủ yếu là do việc thi hành án!
Qua điều tra, xác minh, Báo Lâm Đồng đã nhiều lần phản ánh vụ việc giải quyết mâu thuẫn quá chậm chạp và kéo dài giữa gia đình bà Mùng Si Múi và gia đình ông Sì A Lái (cùng trú tại thôn Gia Bắc I, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh) về tranh chấp lối đi chung. Nguyên nhân chủ yếu là do việc thi hành án!
Sau gần 19 tháng kể từ khi Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Di Linh xét xử sơ thẩm, ngày 6/8/2014, TAND tỉnh Lâm Đồng mới tổ chức phiên tòa để xét xử phúc thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất và tranh chấp quyền về lối đi qua bất động sản liền kề”. Từ khi Quyết định của Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm có hiệu lực đến nay đã tròn 5 tháng, việc thi hành án mới bắt đầu có “tín hiệu”! Sáng ngày 7/1/2015, một đoàn cán bộ gồm đại diện các cơ quan: Chi cục Thi hành án Dân sự huyện, Công an, UBND xã Tân Nghĩa, cán bộ Địa chính và cán hộ Tư pháp xã… cùng các đương sự tranh chấp đã đến hiện trường để xem xét giải quyết vụ việc.
Một điều kỳ lạ thay, cán bộ trong đoàn đều thống nhất đề nghị 2 gia đình phải “thỏa thuận” để mở lối đi khác, chứ không chấp hành theo nội dung Quyết định của Bản án phúc thẩm? Điều cần nói thêm, trước khi mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, TAND tỉnh Lâm Đồng đã cử cán bộ đến hiện trường xem xét, khảo sát địa hình. Do đặc điểm địa hình đất đồi dốc, không thể mở lối đi nào khác, nên qua xét xử, Hội đồng xét xử đã tuyên: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của vợ chồng bà Mùng Si Múi về quyền mở lối đi qua bất động sản liền kề” (trả lại lối đi chung cũ). Theo luật định, không ai có quyền thay đổi nội dung Quyết định của Hội đồng xét xử tại phiên tòa phúc thẩm, chỉ trừ Hội đồng xét xử của phiên tòa giám đốc thẩm (nếu có). Trong trường hợp này, Quyết định của phiên tòa phúc thẩm là quyết định cuối cùng, vì không có kháng án đề nghị xét xử giám đốc thẩm. Do vậy, việc thi hành án dân sự phải chấp hành theo đúng nội dung của Bản án phúc thẩm. Theo Quyết định của Bản án phúc thẩm, thì không có cách nào khác là phải buộc ông Sì A Lái tự giải tỏa hoặc cưỡng chế giải tỏa để trả lại lối đi chung cũ!
Trong khi “thỏa thuận” mở lối đi khác, bà Mùng Si Múi cương quyết không chịu và yêu cầu việc thi hành án phải đúng theo nội dung Bản án. Như thế, yêu cầu của bà Mùng Si Múi là hoàn toàn chính đáng và đúng pháp luật. Trong khi “ép” bà Múi phải chấp nhận sự thỏa thuận một cách vô lý, một số cán bộ trong đoàn còn tỏ thái độ hù dọa, bắt nạt bà Múi đủ điều!
Nhóm PVBĐ