"Bảo hiểm thân thiện" với tam nông

08:10, 09/10/2015

Thực hiện bảo hiểm nguồn vốn vay đầu tư cho sản xuất kinh doanh và nông nghiệp như chăm sóc cây cà phê, cao su; nuôi bò sữa và bò thịt… với nhiều nội dung rất nhân văn thông qua Bảo an tín dụng (BATD), kênh bảo hiểm này đang  trở nên  gần gũi và thân thiện với nông dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh..., gắn với mục tiêu của Agribank đóng góp tích cực xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện bảo hiểm nguồn vốn vay đầu tư cho sản xuất kinh doanh và nông nghiệp như chăm sóc cây cà phê, cao su; nuôi bò sữa và bò thịt… với nhiều nội dung rất nhân văn thông qua Bảo an tín dụng (BATD), kênh bảo hiểm này đang  trở nên  gần gũi và thân thiện với nông dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh..., gắn với mục tiêu của Agribank đóng góp tích cực xây dựng nông thôn mới.
 
Chi trả bảo hiểm cho khách hàng
Chi trả bảo hiểm cho khách hàng

Bảo hiểm cho nguồn vốn vay
 
Những ngày tháng 9 vừa qua, không khí trầm buồn hiện hữu trong gia đình bà Phan Thị Cậy (thôn Thanh Bình 2, xã Bình Thạnh, Đức Trọng) bởi sự ra đi của ông Nguyễn Văn Thắng, chồng bà. Dù sự ra đi ấy đã được báo trước bởi ông bị bệnh hiểm nghèo là ung thư phổi một thời gian trước khi qua đời nhưng sự trống vắng bởi thiếu đi vai trò của một người đàn ông trụ cột khiến gia đình không dễ vượt qua. Sống lâu năm ở một xã thuần nông, gia đình canh tác 3 mẫu cà phê và ông là lao động chính. Khi ông Thắng ngã bệnh, gia sản tích góp lâu nay hầu như đều dồn để chữa chạy, nuôi hy vọng kéo dài sự sống cho ông; dù phía sau vẫn còn là những nỗi lo về các khoản chi tiêu, về khoản nợ ngân hàng cả trăm triệu đồng vay đầu tư sản xuất. Khi chồng mất, gia sản cũng đã kiệt quệ, bà Cậy cùng các con xoay xở với bài toán trả nợ. Không ngờ chỉ sau 9 ngày chồng mất, khó khăn nợ nần của bà đã dịu xuống khi Bảo an tín dụng của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) tiến hành chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm là 50 triệu đồng cộng với hơn 1 triệu đồng tiền mai táng phí cho ông. Lúc này, truy lại lịch sử món vay, bà mới hay khi tiến hành vay vốn 150 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng (Agribank Lâm Đồng), ông đã quyết định mua bảo hiểm cho một phần ba món vay trị giá 50 triệu đồng với chi phí bảo hiểm 325 ngàn đồng (tương đương mức tỷ lệ phí 0,65% khoản bảo hiểm) và tái tục bảo hiểm trong năm thứ 2. Thông thường đối với bệnh ung thư, hầu như các kênh bảo hiểm khác đều từ chối bảo hiểm và rất khó khăn khi bồi thường bảo hiểm. 
 
Cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự, bà Nguyễn Thị Năm (thôn Tân An, xã Tân Hội, Đức Trọng) thực sự bế tắc khi chồng bà là ông Nguyễn Phú đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông, lúc ấy, gia đình còn nợ 100 triệu đồng tiền ngân hàng để vay vốn chăm sóc cà phê và chăn nuôi, trong khi đó, 6 người con của ông bà đều đang mưu sinh ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong cơn khủng hoảng, bà như được xoa dịu phần nào nỗi đau bởi món nợ 100 triệu đồng được Bảo an tín dụng chi trả nhanh chóng ngay sau khi chồng mất, đồng nghĩa với việc gia đình giải quyết hết nợ, tiền mai táng phí cũng được hỗ trợ. “Nếu không bảo hiểm trọn gói cho món vay này, chỉ mình tôi không biết đến bao giờ mới có khả năng trả nợ”, bà Năm giãi bày.
 
Hỗ trợ lãi suất
 
Nếu như trước đây, nông dân chỉ đơn thuần vay vốn và tập trung sản xuất, thời gian gần đây, nông hộ trên địa bàn tỉnh  đã làm quen với việc bảo  hiểm vốn vay của chính mình khi thực hiện bảo hiểm một phần hoặc toàn phần vốn vay đầu tư cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp và kinh doanh. Theo thống kê của ABIC khu vực Lâm Đồng, trong hơn 2 năm trở lại đây, các vụ bồi thường Bảo hiểm Bảo an tín dụng thực hiện chủ yếu đối với nông dân nghèo vay vốn trên địa bàn tỉnh. Mức trách nhiệm bảo hiểm thực hiện đối với món vay từ 10 triệu đồng đến 200 triệu đồng trong các trường hợp người vay gặp phải rủi ro như: đau ốm, thương tật do tai nạn tùy mức độ, tử vong.
 
Chia sẻ về tính thân thiện của loại hình bảo hiểm này, ông Tạ Đình Thắng - Trưởng đại diện ABIC khu vực Lâm Đồng cho rằng, đó chính là sản phẩm đã bảo hiểm cho cả những rủi ro biết trước (khi khách hàng tham gia bảo hiểm từ lần thứ 2 liên tiếp), chi trả lãi vay phát sinh từ tiền vay ngân hàng cho khách hàng trong thời gian kỳ cuối khi xảy ra sự kiện bảo hiểm... 
 
Mới đây, theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ (được thực hiện từ ngày 25/7/2015) “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, khách hàng khi tham gia bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ vốn vay, được tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại và có cùng thời hạn tương ứng. Đây được đánh giá là quyết sách tích cực, san sẻ khó khăn với tất cả các đối tượng khách hàng, kể cả nông dân và doanh nghiệp vay vốn tại Agribank. Theo số liệu thống kê trên địa bàn Tây Nguyên do ABIC Đăk Lăk quản lý, hiện có 33% khách hàng tham gia Bảo an tín dụng/số vay hộ, riêng tại Lâm Đồng tỷ lệ khách hàng tham gia là 24%/số vay hộ. Trên góc độ kinh tế, theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm này có tính ưu việt bởi là phân phối đặc thù qua kênh (Bancassurance) Ngân hàng - Bảo hiểm; trước đó, kênh này đã được triển khai tại Việt Nam nhưng chưa có đơn vị nào thành công và đến năm 2009 thì ABIC đã ra đời sản phẩm và triển khai, đồng hành cùng khách hàng vay vốn là nông dân, đến gần với nông thôn, nông nghiệp và các doanh nghiệp vay vốn tại Agribank.
 
HẢI YẾN