Xã Lộc Thanh (TP Bảo Lộc) đã có 77 hộ đăng ký trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 40ha. Sau khi đăng ký và được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP, người dân trong xã đã đưa những giống chè mới, chè cành có năng suất, chất lượng cao vào thay thế những diện tích chè giống cũ, năng suất thấp.
Xã Lộc Thanh (TP Bảo Lộc) đã có 77 hộ đăng ký trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 40ha. Sau khi đăng ký và được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP, người dân trong xã đã đưa những giống chè mới, chè cành có năng suất, chất lượng cao vào thay thế những diện tích chè giống cũ, năng suất thấp.
Mô hình sản xuất chè VietGAP ở Lộc Thanh hy vọng sẽ góp phần đổi mới tư duy cho nông dân trồng chè sản xuất ra sản phẩm chè an toàn, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, sau gần 3 năm triển khai, những khó khăn đã nảy sinh trong việc tìm “đầu ra” cho sản phẩm, vì không có một cơ sở hay doanh nghiệp nào đứng ra thu mua sản phẩm. Do vậy, các hộ dân trồng chè VietGAP tại đây không còn “động lực” để tiếp tục đầu tư chăm sóc vườn chè. Bởi lẽ, giá bán chè VietGAP so với giá chè bình thường cũng chỉ cao hơn 200 đồng/kg. Thế nên, các hộ dân trồng chè không mấy… “mặn mà” với quy trình sản xuất chè VietGAP nữa!
QUANG NGỌC