Hàng loạt núi đồi bị khoét chân, xẻ đôi, san gạt và những mảnh vườn "tự nhiên" mọc lên. Bức tranh "sống động" này đập vào mắt nhiều người. Có người ví von, đó là "hất" núi xuống hồ. Liệu mai này, giữa cao nguyên đại ngàn có còn cung bậc của núi…?
[links()]
Hàng loạt núi đồi bị khoét chân, xẻ đôi, san gạt và những mảnh vườn “tự nhiên” mọc lên. Bức tranh “sống động” này đập vào mắt nhiều người. Có người ví von, đó là “hất” núi xuống hồ. Liệu mai này, giữa cao nguyên đại ngàn có còn cung bậc của núi…?
|
Những mảng màu nham nhở |
Tình trạng trên đã và đang diễn ra “nóng bỏng” dọc theo trục nhánh suối Phước Thành đổ về hồ Đankia - Suối Vàng, khu vực giáp ranh giữa phường 7 (thành phố Đà Lạt) và thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương). Theo tìm hiểu của PV, việc một số người sử dụng xe cơ giới đục khoét, đào núi, bạt đất lấp hồ, lấn suối, phân lô lập vườn ở khu vực này diễn ra từ giữa năm 2015 đến nay. Nóng! Nhiều người thốt lên như thế, nhưng không thấy động tĩnh gì từ phía cơ quan chức năng?!
Ngày 11/4, trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo UBND thành phố Đà Lạt khẳng định: Thành phố không cấp phép san ủi cho bất kỳ trường hợp nào. Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương Phạm Triều, cho biết: Để tạo điều kiện cho người dân phát triển nông nghiệp, trong 3 tháng đầu năm, huyện cấp phép san ủi 29 trường hợp, với tổng diện tích 17,4ha. Hiện đã cho ngưng việc san ủi, kể cả những trường hợp được cấp phép san ủi trước đó - để chờ chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh. Riêng khu vực đang còn san ủi dọc phía nhánh trái suối Phước Thành đổ về hồ Đankia - Suối Vàng là địa bàn do UBND thành phố Đà Lạt quản lý.
Phải chăng, vì nhập nhằng về địa giới quản lý hành chính nên từng ngày, những ngọn đồi bị “hất” xuống suối. Núi bị “ăn” mòn, còn lòng hồ Đankia - Suối Vàng thì ngày càng hẹp lại?!.
Phóng sự ảnh: Thụy Trang