Chật vật tìm nguồn nước uống

09:05, 06/05/2016

Nhiều tháng liền, huyện Đạ Tẻh không có mưa nên ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trong đó, xã Đạ Lây bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi hầu hết các giếng đào đều khô cạn, giếng khoan bị nhiễm phèn và asen. Người dân hiện đang chật vật tìm nguồn nước uống.

Nhiều tháng liền, huyện Đạ Tẻh không có mưa nên ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trong đó, xã Đạ Lây bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi hầu hết các giếng đào đều khô cạn, giếng khoan bị nhiễm phèn và asen. Người dân hiện đang chật vật tìm nguồn nước uống.
 
Dù nguồn nước không đảm bảo vệ sinh nhưng người dân xã Đạ Lây vẫn phải tận dụng cho sinh hoạt hàng ngày
Dù nguồn nước không đảm bảo vệ sinh nhưng người dân xã Đạ Lây vẫn phải tận dụng
cho sinh hoạt hàng ngày
Giữa trưa nắng gắt oi bức, ông Hồ Đức Minh - Trưởng thôn Thanh Phước (xã Đạ Lây), vẫn phải kéo đường ống băng qua vườn trồng mì đã khô héo để xin nước của hàng xóm. Hàng xóm của ông là Đinh Như Xê vừa mới bỏ số tiền gần 20 triệu đồng để khoan giếng nước sâu khoảng 80 m, cạnh cái giếng đào đã gần cạn. Nguồn nước giếng khoan này chỉ được sử dụng để tưới vườn, giặt đồ và tắm rửa mà không dám dùng để làm nước ăn uống vì khả năng bị nhiễm asen và nhiễm phèn rất cao. 
 
Ông Minh cho biết: “Xin được nước về xài là tốt lắm rồi, còn nước uống thì mỗi ngày chạy ra khu vực chợ Đạ Lây để xin hoặc mua từ giếng đào của một vài hộ dân chưa bị cạn kiệt. Không chỉ gia đình tôi mà 42 giếng đào của tất cả các hộ dân ở thôn Thanh Phước đều bị cạn kiệt nước. Để có nước sử dụng, nhất là nước uống, người dân đã tìm mọi cách từ nạo vét giếng đào, khoan giếng mới và cả đi chở từng can nước xin được, phải nói là rất chật vật nhưng vẫn thiếu nước ăn uống”. 
 
Ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch UBND xã Đạ Lây, cho biết: “Nhiều năm trở lại đây, để ứng phó với tình hình hạn hán ngày càng nghiêm trọng, người dân trong xã đã khoan giếng để chủ động nước tưới. Theo thống kê, toàn xã có 245 giếng khoan; trong đó, có 20 cái được khoan mới trong năm nay. Các giếng khoan này chủ yếu để phục vụ tưới tiêu, không thể dùng để ăn uống vì bị nhiễm phèn, nhiễm asen rất cao.
 
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra trên diện rộng trong toàn xã. Trong tổng số 460 giếng đào trên địa bàn xã thì đã có đến 91 cái bị khô cạn hoàn toàn, 25 cái bị nhiễm phèn, số còn lại cũng đang bị đe dọa khô cạn. Trước tình hình này, người dân phải tận dụng mọi nguồn nước để sử dụng. Nước sinh hoạt thì dân phải đi xin ở những giếng còn nước. UBND huyện Đạ Tẻh cũng đã đầu tư cho xã một hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân đặt tại trụ sở UBND xã. Với kinh phí 350 triệu đồng từ nguồn phòng chống hạn của huyện, hệ thống cung cấp nước sạch này được đầu tư giếng khoan, bể chứa, máy lọc nước... có thể cung cấp nước cho người dân trong toàn xã. 
 
Về lâu dài, việc hoàn thành hồ chứa nước Đạ Lây được xem là giải pháp cấp bách và lâu bền. Sau gần 10 năm triển khai dự án, đến nay, hồ Đạ Lây đã được khởi công nhưng tiến độ thực hiện chậm. Cả người dân lẫn chính quyền địa phương đều không biết được khi nào dự án này mới hoàn thành trong khi nhu cầu về nguồn nước là cấp thiết. Trong khi đó, tháng này qua năm khác, người dân nơi đây phải chật vật tìm nguồn nước hàng ngày.

Hiện tại, có 5/9 thôn trên địa bàn xã Đạ Lây, gồm: Phước Lợi, Phước Lộc, Tân Phước, Lộc Hòa, Thuận Hòa, bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Người dân tự cứu mình bằng cách khoan giếng để vừa phục vụ tưới tiêu, vừa sử dụng tạm cho sinh hoạt hàng ngày. 

Kinh phí cho một giếng khoan từ 10 triệu đồng đến gần 30 triệu đồng cũng là một trở ngại lớn đối với nhiều người dân ở một xã thuần nông còn nhiều khó khăn như xã Đạ Lây. Anh Nguyễn Phú Cường, làm nghề khoan giếng 11 năm nay, cho biết: “Năm nay, khô hạn kéo dài và nghiêm trọng hơn nên nhu cầu đào giếng của người dân rất cao. Riêng tại xã Đạ Lây, tôi đã khoan 4 giếng trong năm nay. Các giếng hầu hết đều phải khoan trên dưới 80m mới đảm bảo nguồn nước. Mỗi giếng khoan sâu như vậy, công với cả hệ thống máy bơm thì tốn kinh phí khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, một số nơi không phải khoan một vị trí là có nước ngay mà phải khoan dò đến 2, 3 lần mới có nước”. 
 
Cách chỗ anh Cường khoan giếng không xa, anh Chiến cũng đang thực hiện một giếng khoan cho một hộ dân tại thôn Thuận Lộc. Anh Chiến chia sẻ: “Năm nào đến mùa khô thì tôi lại mang máy móc đi khoan giếng cho người dân. Nắng nóng ngày càng khắc nghiệt, người dân khoan giếng ngày càng nhiều nhưng cũng chẳng dễ dàng gì để khoan thành công một cái giếng”. 
 
Khi được hỏi tại sao không đào giếng mà phải khoan trong khi giếng khoan bị nhiễm phèn, nhiều người dân trong xã lý giải: Hiện tại, đào giếng rất khó vì nền đất yếu, dễ bị sụt lở khi đào. Trong khi đó, để có nước thì buộc lòng phải đào giếng ngày càng sâu.
 
Qua thống kê tình hình hạn hán trong những năm qua, hầu hết các khu vực trên địa bàn xã Đạ Lây đều bị ảnh hưởng. Mỗi năm, xã Đạ Lây đều phải đối mặt với 2 đợt hạn vào vụ Hè - Thu (tháng 5, 6) và vụ Đông - Xuân (tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau). Do đó, cả tình hình sản xuất nông nghiệp lẫn nguồn nước sinh hoạt của người dân đều gặp rất nhiều khó khăn. Việc đào giếng, khoan giếng, tận dụng nguồn nước ao hồ, khe suối chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, việc hoàn thành hồ chứa nước Đạ Lây được xem là giải pháp cấp bách và lâu bền.
 
Sau gần 10 năm triển khai dự án, đến nay, hồ Đạ Lây đã được khởi công nhưng tiến độ thực hiện chậm. Cả người dân lẫn chính quyền địa phương đều không biết được khi nào dự án này mới hoàn thành trong khi nhu cầu về nguồn nước là cấp thiết. Trong khi đó, tháng này qua năm khác, người dân nơi đây phải chật vật tìm nguồn nước hàng ngày.
 
ĐÔNG ANH