Ở Đà Lạt, vài năm trở lại đây, tôi để ý thấy một số gia đình bắt đầu phân loại rác ngay từ nhà bằng việc để 2 thùng rác hữu cơ và rác vô cơ.
Ở Đà Lạt, vài năm trở lại đây, tôi để ý thấy một số gia đình bắt đầu phân loại rác ngay từ nhà bằng việc để 2 thùng rác hữu cơ và rác vô cơ.
Phân loại rác như vậy, ngoài giảm công sức cho công nhân vệ sinh đô thị, còn tái chế các loại rác hữu dụng. “Gọi là rác nhưng không có nghĩa tất cả các loại rác đều vứt bỏ. Nhiều loại rác như pin laptop, cục sạc điện thoại, hoặc ti vi, tủ lạnh, máy giặt... là những nguồn tái chế. Các loại rác là chai lọ nhựa, đồ hộp, sắt đồng... thì mang cho những người làm nghề chai bao đồng nát. Những loại rác như mảnh thủy tinh vỡ nên để trong túi đựng rác riêng, dễ nhận thấy để tránh nguy hiểm cho người làm công việc vệ sinh đô thị. Còn những loại rác hữu cơ: rau, củ, quả, lá, cành... dễ dàng phân hủy, có thể xử lý bằng cách đem ra vườn..., bà Nguyễn Thị Thảo, một người ở phường 9 (TP Đà Lạt) từ nhiều năm nay đã tự phân loại rác ngay từ gia đình, cho biết.
Tuy nhiên, theo bà Thảo, hiện Đà Lạt vẫn chưa có thùng rác phân loại. Trong khi đó, ở các nước phát triển, họ không chỉ có 2 mà có tới 3 - 4 loại thùng rác khác nhau. Ngoài ra, các thùng rác còn được họ thiết kế bắt mắt, có ghi chú rõ ràng và hình ảnh minh họa dễ hiểu để giúp người dân dễ nhận biết.
Rõ ràng, việc phân loại rác từ đầu nguồn phát thải không chỉ mang lại nhiều lợi ích thiết thực mà còn giúp mọi người đánh giá đúng bản chất của rác. Nếu biết cách tận dụng, nhiều loại rác có thể nói là nguồn tài nguyên phục vụ tái chế sử dụng.
Tiếc rằng, nhiều đô thị tại Lâm Đồng đều chưa hề có thùng rác theo kiểm phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ.
Việc đặt các thùng rác phân loại tại các đô thị, sẽ từng bước hình thành thói quen tốt cho người dân. Quan trọng hơn, nó là bước đi tất yếu của các đô thị văn minh.
TRỊNH CHU