Thứ 4, 23/04/2025, 21:31

Có 04 trường hợp phải thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý

04:09, 21/09/2018

(LĐ online) - Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BTP hướng dẫn về về một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

(LĐ online) - Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BTP hướng dẫn về về một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
 
Một nội dung đáng chú ý của Thông tư số 12/2018/ TT-BTP là quy định về các trường hợp thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý. Cụ thể, các trường hợp thụ lý ngay theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật Trợ giúp pháp lý bao gồm: thời hiệu khởi kiện của vụ việc còn dưới 05 ngày làm việc; ngày xét xử theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc; các trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Trợ giúp pháp lý mà cơ quan tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm; và các trường hợp để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý do người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý quyết định.
 
Bên cạnh đó, Thông tư quy định thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu trong trường hợp thụ lý ngay tương ứng thời hạn tối đa vụ việc diễn ra và người thực hiện trợ giúp pháp lý cũng thực hiện các bước về thủ tục, hạn chế tình trạng vụ việc được người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện xong vụ việc rồi nhưng phát hiện ra người thụ hưởng không thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý (thời gian bổ sung giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý là 05 ngày làm việc).
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/10/2018 và thay thế Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008; Thông tư số 02/2013/TT-BTP ngày 05/01/2013; bãi bỏ Điều 1 Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011.
 
LHT