Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng vừa đưa vào kế hoạch bảo tồn và phát triển 16 cây dược liệu đặc hữu quý hiếm trên địa bàn.
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng vừa đưa vào kế hoạch bảo tồn và phát triển 16 cây dược liệu đặc hữu quý hiếm trên địa bàn.
Cụ thể, 10 loài dược liệu đầu tiên bao gồm: Sâm Panax sp. (Đam Rông); Bình vôi (Lạc Dương, Đam Rông); Bổ béo (Bidoup Núi Bà, Đà Lạt); Cốt toái bổ (Đà Lạt, Lạc Dương); Du sam (Bidoup Núi Bà; Lạc Dương, Bảo Lâm, Đức Trọng, Di Linh); Chè dây (Bidoup Núi Bà); Trà hoa vàng (Di Linh, Đạ Huoai, Đà Lạt); Đỉnh tùng (Tuyền Lâm - Đà Lạt); Đảng sâm (Phát Chi, Xuân Trường Đà Lạt; Bidoup Núi Bà); Lan gấm (Đà Lạt, Lạc Dương, Đam Rông, Đơn Dương).
Và 6 loài dược liệu tiếp theo là: Hà thủ ô đỏ (Đà Lạt); Hoàng liên ô rô (Lạc Dương); Sâm bố chính (Đức Trọng); Sâm cau (Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Tẻh), Thổ phục linh (Đam Rông); Ba gạc lá to (Di Linh).
Ngoài ra, còn đưa vào bảo tồn ngoại vi đối với 6 giống dược liệu như: Bảy lá một hoa (Đà Lạt); Thông đỏ (Đà Lạt); Actiso (Đà Lạt giống cũ nhập nội từ Pháp); Bồ công anh lùn (Đà Lạt), Canh ki na (Xuân Thọ - Đà Lạt); Trà hoa vàng (Đà Lạt).
VĂN VIỆT