Bắt đầu chiến dịch tiêm bổ sung vắc- xin sởi cho 7,5 triệu trẻ em trong cả nước

08:10, 07/10/2010

Ngày 4- 10, tại Đà Nẵng, Bộ Y tế phối hợp UBND TP Đà Nẵng tổ chức phát động chiến dịch tiêm bổ sung vắc- xin sởi cho trẻ từ một đến năm tuổi trên toàn quốc với sự hỗ trợ của Quỹ nhi đồng LHQ và Tổ chức Y tế thế giới.

Ngày 4- 10, tại Đà Nẵng, Bộ Y tế phối hợp UBND TP Đà Nẵng tổ chức phát động chiến dịch tiêm bổ sung vắc- xin sởi cho trẻ từ một đến năm tuổi trên toàn quốc với sự hỗ trợ của Quỹ nhi đồng LHQ và Tổ chức Y tế thế giới.

Chiến dịch sẽ được triển khai từ nay đến cuối năm (tùy từng địa phương) nhằm đạt tỷ lệ tiêm cho 95% số trẻ trong độ tuổi của 63 tỉnh, thành phố an toàn và hiệu quả. Theo đó, khoảng 7,5 triệu trẻ từ một đến năm tuổi trong cả nước sẽ được tiêm vắc- xin để phòng bệnh sởi, làm cơ sở thực hiện mục tiêu khống chế bệnh sởi và hướng tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2012.

Theo thống kê của chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR), đến năm 2008, số ca mắc sởi đã giảm 368 lần so với năm 1984. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008, trên cả nước đã ghi nhận một số vụ dịch sởi với quy mô lớn, nhóm trẻ dưới sáu tuổi có có tỷ lệ mắc sởi cao nhất, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm một mũi vắc- xin sởi. Điều này cho thấy miễn dịch quần thể chưa đủ lớn. Chính vì vậy, để đạt mục tiêu đề ra, song song với việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng mũi thứ nhất và mũi thứ hai trong tiêm chủng thường xuyên cần phải triển khai một chiến dịch tiêm bổ sung trên phạm vi toàn quốc.

PGS. TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Trưởng ban điều hành Dự án TCMR cho biết: Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nguy hiểm, rất dễ lây lan và gây dịch. Bệnh sợi có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng như: mù lòa, viêm não, viêm phổi… và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên thế giới.

Để chiến dịch tiêm vắc- xin sởi thành công, Bộ Y tế  đề nghị chính quyền các địa phương, các ban ngành, đoàn thể hỗ trợ và làm tốt công tác tuyên truyền các bậc cha, mẹ, ông, bà và toàn xã hội đưa các cháu đi tiêm chủng. Đối với các cơ sở y tế, cần chuẩn bị tốt về mọi mặt, bảo đảm vắc- xin và phương tiện, kỹ thuật tiêm chủng có chất lượng.

Kinh nghiệm từ các thành công đã đạt được của chương trình TCMR cho thấy việc đầu tư tốt, sự cam kết chính trị mạnh mẽ, sự tham gia tích cực của toàn bộ hệ thống chính trị từ T.Ư xuống địa phương, xã hội hóa cao công tác phòng bệnh và tiêm chủng, phòng bệnh và một hệ thống y tế vững mạnh, đủ năng lực là điều kiện tiên quyết để đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Theo Nhân Dân