Bộ KH-ĐT vừa báo cáo Chính phủ mức ước tính tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 cả nước sẽ tăng 6,78%, cao hơn kế hoạch đặt ra là 6,5%.
Bộ KH-ĐT vừa báo cáo Chính phủ mức ước tính tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 cả nước sẽ tăng 6,78%, cao hơn kế hoạch đặt ra là 6,5%.
Theo thống kê, tốc độ tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý sau luôn cao hơn quý trước, cụ thể: GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV ước tăng 7,34%.
Tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước như khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 2,78%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,70%; dịch vụ tăng 7,52%.
Đặc biệt, sản xuất công nghiệp được đánh giá rất cao nhất, khi riêng tháng 12, đã đạt tốc độ tăng trưởng ngang với mức trước khủng hoảng kinh tế xảy ra (tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2009).
Mặc dù dầu thô khai thác và than đá, sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp đã giảm so với năm trước để bảo đảm yêu cầu hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, song, giá trị sản xuất công nghiệp cả nước vẫn tăng mạnh, ước tăng 14% so với năm trước và cao hơn kế hoạch năm là 12%. Trong lĩnh vực này, nổi trội là khu vực ngoài
Sản xuất công nghiệp tăng khá. |
nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Sản xuất nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, lũ lụt nhưng vẫn phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cả năm 2010 là tăng 4,69% so với năm trước.
Trong khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2010 ước tăng khá: 24,5% so với năm 2009.
Đóng góp vào sự tăng trưởng chung, còn phải kể đến tổng kim ngạch xuất khẩu năm nay đã đảo chiều, gấp hơn 4 lần so với chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua. Lũy kế cả năm 2010, xuất khẩu ước đạt trên 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009.
Bộ KHĐT nhận định, năm 2010, nền kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, tăng trưởng khá nhanh mặc dù, điều kiện kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng.
Kinh tế 24h