Theo đó, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo đó, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.
Nghị quyết cũng đưa ra 06 chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, bao gồm: hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, đào tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ về giáo dục và đào tạo; hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ áp dụng chính sách giảm nghèo đặc biệt đối với các hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong thời gian chưa tự túc được lương thực với mức hỗ trợ 15kg gạo/khẩu/tháng.