Với 457 số phiếu tán thành (chiếm 91,4%), Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Chủ tịch Quốc hội khóa XIII.
Với 457 số phiếu tán thành (chiếm 91,4%), Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Chủ tịch Quốc hội khóa XIII.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng phát biểu nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khóa XIII - Ảnh: Chinhphu.vn |
Tuyệt đại đa số đại biểu nhất trí thông qua Tờ trình danh sách đề cử Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII. Đồng thời, Quốc hội cũng đã tán thành đưa đại biểu Nguyễn Văn Phúc (đoàn Bình Thuận) được bầu bổ sung vào danh sách Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giữ chức Trưởng ban Dân nguyện. Như vậy, danh sách đề cử đã tăng từ 18 lên 19 người.
Các ông bà: Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn được Quốc hội bầu vào chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội.
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII ra mắt - Ảnh Chinhphu.vn |
12 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn lại bao gồm các ông bà Phan Xuân Dũng, Ksor Phước, Nguyễn Hạnh Phúc, Đào Trọng Thi, Nguyễn Văn Giàu, Trần Văn Hằng, Phùng Quốc Hiển, Nguyễn Văn Hiện, Nguyễn Kim Khoa, Phan Trung Lý, Trương Thị Mai, Nguyễn Thị Nương.
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm 17 thành viên, hai ứng cử viên còn lại nhận số phiếu dưới bán.
Trong lời phát biểu nhậm chức, tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chân thành cảm ơn đại biểu Quốc hội về sự tín nhiệm dành cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, bày tỏ đây là vinh dự và trọng trách mà Quốc hội, nhân dân giao phó.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Ảnh Chinhphu.vn |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tiếp tục phát huy những thành tựu, kết quả đạt được từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII, các thành viên Ủy ban Thường vụ khóa mới sẽ nỗ lực phấn đấu cùng các đại biểu Quốc hội thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn mà Hiến pháp, pháp luật quy định, xứng đáng với vị trí cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, đại diện cho quyền và lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn Quốc hội khóa mới tiếp tục nhận được sự ủng hộ của nhân dân trong và ngoài nước trong công cuộc xây dựng và phát triển nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong lời tuyên bố kết thúc nhiệm kỳ, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII, Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết lại quá trình hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII hoàn thành các nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Ảnh Chinhphu.vn |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tặng hoa, chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa mới một nhiệm kỳ thành công, thắng lợi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình đề cử ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước.
Theo Nguyên Linh (website Chính phủ)
Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Quốc hội khóa XIII
Tại phiên làm việc hôm nay (23/7), với đa số phiếu tán thành, các đại biểu Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Sinh Hùng giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
TÓM TẮT TIỂU SỬ
ĐỒNG CHÍ NGUYỄN SINH HÙNG Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - Ngày sinh: 18/01/1946 Nam/nữ: Nam Dân tộc: Kinh - Quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - Nơi ở hiện nay: Số nhà 7B Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội - Thành phần gia đình: Cán bộ - Nghề nghiệp khi tuyển dụng: Sinh viên - Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 01/01/1972 - Ngày vào Đảng: 26/05/1977 Ngày chính thức: 26/05/1978 - Trình độ được đào tạo: Giáo dục phổ thông: 10/10 Chuyên môn nghiệp vụ: Kinh tế, Tài chính- Kế toán Học hàm, học vị: Tiến sỹ Ngoại ngữ: Bungari D - Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng 1 (năm 2002) Huân chương Itsara hạng 1 của Lào (năm 2007) - Kỷ luật: Không - Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI - Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI - Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC 9/1966-12/1970: Sinh viên Trường Đại học Tài chính- Kế toán Hà Nội. 1/1972-12/1977: Cán bộ Ngân hàng Kiến thiết Trung ương, Bộ Tài chính. 1/1978-9/1982: Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Các Mác, Bungari. 10/1982-10/1986: Phụ trách Phòng Tổng hợp rồi Trưởng phòng Tổng hợp, Phó Vụ trưởng, sau là Vụ trưởng Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Tài chính. 10/1986-1/1990: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối Kinh tế Trung ương. 2/1990-9/1992: Cục trưởng Cục Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính. 10/1992-11/1996: Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng được bầu vào BCHTW Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Tài chính. 11/1996-6/2006: UVTW Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được bầu vào BCHTW Đảng; Đại biểu Quốc hội khóa X, XI. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào BCHTW Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Từ 7/2006 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Phó Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ; đại biểu Quốc hội khóa XII. Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào BCHTW Đảng, được Trung uơng bầu vào Bộ Chính trị; đại biểu Quốc hội khóa XIII. |