(LĐ online) - Nhà nhiếp ảnh Đặng Văn Thông, được biết đến là một trong những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng của Đà Lạt thế hệ trước 1975, người lưu giữ nhiều tấm ảnh về Đà Lạt xưa vừa qua đời tại Đà Lạt vào tối ngày 28-2 sau thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo.
|
Chân dung nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Đặng Văn Thông |
Nhà nhiếp ảnh Đặng Văn Thông sinh năm 1932, tại Nam Định. 8 tuổi ông theo gia đình vào Đà Lạt sinh sống và sau đó được gia đình gửi theo học ở một hiệu ảnh rồi bén duyên với nghề nhiếp ảnh từ năm 17 tuổi. Đam mê nhiếp ảnh, ông đặc biệt yêu thích chụp ảnh phong cảnh, chính vì vậy, nhà nhiếp ảnh Đặng Văn Thông sở hữu khối lượng rất lớn những bức ảnh về phong cảnh Đà Lạt xưa. Tuy nhiên, trong một số lần chia sẻ với phóng viên, ông cho biết, trong kho tàng nhiếp ảnh của mình, hiện ông đang đang cất giữ khoảng 50 tấm ảnh tâm đắc nhất về phong cảnh, trong đó có rất nhiều tấm chụp những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt. Hầu hết số này là những tấm ảnh đen trắng, trong số đó có thể kể ra những bức ảnh để lại ấn tượng nhất đối với nhiều người và được sao chép lại, chia sẻ nhiều trên mạng xã hội hiện nay như: “Chiều Đà Lạt” (1955), “Đà Lạt xưa 2” (1952), “Cam Ly” (1952), “Hồ Mê Linh” (1948), “Chợ Đà Lạt” (1952), “Hồ Xuân Hương” (1952)...
Nhà nhiếp ảnh Đặng Văn Thông là người cùng thời với một số nhiếp ảnh gia nổi tiếng khác như Trần Văn Châu và Nguyễn Bá Mậu, nhưng chỉ mình ông hiện sinh sống và làm việc ở Đà Lạt cho đến khi qua đời.
|
Nhà nhiếp ảnh Đặng Văn Thông và Nguyễn Bá Mậu trong một tấm ảnh kỷ niệm được triển lãm tại Cung văn hoá Lao động |
|
Bức “Chợ Đà Lạt” (1952) |
|
Bức ảnh Hồ Mê Linh (1948) của bác Đặng Văn Thông |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin