(LĐ online) - Trong 2 tháng từ ngày 15/9 – 15/11, tại Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Villas Dalat (số 2 Lê Lai, Phường 5, Đà Lạt) đã diễn ra Triển lãm mỹ thuật “Mộng bình thường” của họa sĩ Trần Quốc Long.
|
Họa sĩ Trần Quốc Long giao lưu cùng khán giả, bày tỏ ý tưởng sáng tạo của mình |
Triển lãm giới thiệu với công chúng yêu 28 tác phẩm về thiên nhiên, con người, bình dị, mộc mạc bằng chất liệu sơn mài truyền thống với phong cách riêng biệt, độc đáo của một họa sĩ trẻ đang ẩn mình trong không gian tươi đẹp của Đà Lạt, miệt mài sáng tạo.
|
Công chúng yêu mỹ thuật đặt nhiều câu hỏi về hành trình sáng tạo của họa sĩ Trần Quốc Long |
Họa sĩ Trần Quốc Long, sinh năm 1981 tại Thanh Hóa, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, anh sinh sống nhiều nơi, trải nghiệm nhiều vùng đất, rồi chọn Đà Lạt định cư.
|
Họa sĩ Trần Quốc Long giao lưu cùng khán giả, bày tỏ ý tưởng sáng tạo của mình |
Với họa sĩ Trần Quốc Long, sáng tạo nghệ thuật là để thỏa niềm đam mê, để tự viết nên câu chuyện của cuộc đời mình. Trên hành trình sáng tạo ấy anh luôn đau đáu câu hỏi “Hạnh phúc là gì”. Có phải là những giấc mộng xa xôi, hay là những điều quá đỗi gần gũi. Để rồi câu trả lời, hạnh phúc không ở đâu xa mà chỉ ở quanh đây thôi, chỉ là những giấc mộng bình thường.
|
Công chúng trẻ tuổi tham quan triển lãm |
28 tác phẩm trong triển lãm “Mộng bình thường” của họa sĩ Trần Quốc Long đưa người xem nhận thấy vẻ đẹp dữ dội mà hài hòa, bí ẩn mà phóng khoáng khiến người ta phải xóa nhòa định nghĩa về cái đẹp trong tâm trí. Vẻ đẹp trong sự hỗn loạn thể hiện một cách rất đời, rất người như bản chất của cuộc sống.
Một áng mây trôi vô định, vài ánh nắng xuyên qua tĩnh vật, một thành phố trong màn sương, một tiếng dương cầm xa xôi, hay tiếng vỗ nước tắm gội của cô hàng xóm đều là những ý niệm rất bình thường… Nhưng dội vào người nghệ sĩ thì trở nên không bình thường, khơi gợi óc sáng tạo, niềm thăng hoa, để từ đó những tác phẩm nghệ thuật được ra đời từ những ý niệm bình thường ấy.
|
Check in trong không gian triển lãm |
Hơn 30 năm âm thầm trên con đường thực hành nghệ thuật bằng chất liệu sơn mài truyền thống, dùng sơn ta để thăng hoa ý tưởng, họa sĩ Trần Quốc Long đã chọn cho mình một lối đi rất riêng. Anh thổi hồn đương đại vào tác phẩm, phá vỡ mọi quy tắc của tranh sơn mài truyền thống. Không chau chuốt mà hoang dã, không mỹ miều mà gai góc, ẩn chứa đầy chiều sâu.
Với những khám phá mới mẻ trên nền chất liệu sơn ta truyền thống, họa sĩ Trần Quốc Long quay về với bản thể chất phác và đơn sơ, dung dị. Trước tranh của anh, mọi thiết bị ghi hình dù hiện đại gần như vô hiệu hóa vì không thể mô tả hết chiều sâu bề rộng chiều dài; mà cần phải xem, phải cảm nhận trực tiếp để thỏa mãn nhu cầu thị giác. Cần đắm mình cảm nhận thật sự thì mới thấy được độ sâu, độ trong, sáng và tối, để thấy mình như bị cuốn vào giấc “mộng bình thường” của người họa sĩ.
Có thể kể các tác phẩm: Trầm tư, Ký họa cô gái, Hồn của đá, Chân dung cựu chiến binh, Tình mẫu tử, Cô gái trong bọc kén, Cô gái tắm, Cô hàng xóm, Cô gái uống rượu, Cô gái mù chơi vĩ cầm, Cô gái suy tư, Tháng tư về, Chân dung cựu chiến binh, Biển cạn, Thuyền và bến, Thuyền về, Mây lang thang, Cơn giông trên đảo, Cơn giông đỏ, Thành phố trong mơ, Tĩnh vật hoa quả…
|
Công chúng tham quan triển lãm |
Đặc biệt, tại triển lãm lần này, họa sĩ Trần Quốc Long đã mang đến những khai thác mới về sắc màu khiến không ít người ngỡ ngàng, trầm trồ trước những cảnh sắc lạ kỳ từ tranh sơn mài của anh.
Hơn 40 tuổi đời, như một cuộc rong dạo đã thỏa, không hòa mình trong đám đông, cũng không tỏa sáng rực rỡ, mà lùi về một góc riêng của mình lặng lẽ sáng tạo trong căn nhà nhỏ tại Đà Lạt, sống ẩn mình để viết nên những câu chuyện đẹp, tận hưởng hạnh phúc trên từng bước đi với con đường nghệ thuật và đời thường an yên của mình.
|
Đông đảo công chúng tham quan triển lãm |
Cùng đến không gian triển lãm nghệ thuật tại Khu nghỉ dưỡng Resort Ana Mandara Dalat (Lê Lai – Phường 5 – Đà Lạt) để cùng thưởng lãm những tác phẩm hội họa “Mộng bình thường” của họa sĩ Trần Quốc Long.
Một số tác phẩm tại triển lãm:
|
Thành phố trong mơ |
|
Chân dung cựu chiến binh |
|
Tình mẫu tử |
|
Cô gái mù chơi vĩ cầm |
|
Cô gái tắm |
|
Cô hàng xóm |
|
Mây lang thang |
|
Cô gái suy tư |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin