Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, sau 2 năm chuẩn bị, ba người bạn gồm ông Thân Tiếp, ông Trần Phúc và ông Trương Công Quốc( hiện sống tại Đà Lạt) đã ghép thành công bản đồ Việt Nam làm bằng đá bán quý.
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, sau 2 năm chuẩn bị, ba người bạn gồm ông Thân Tiếp, ông Trần Phúc và ông Trương Công Quốc( hiện sống tại Đà Lạt) đã ghép thành công bản đồ Việt Nam làm bằng đá bán quý.
|
Ông Thân Tiếp bên tác phẩm “Bản đồ Việt Nam” |
Khối lượng bức tranh ghép từ đá này nặng 120 kg gồm các loại đá của Tây Nguyên như : thạch anh, mã não, ô-pan, cát- kết… Bức tranh làm bằng đá ghép này khác với những loại tranh đá phổ biến hiện nay trên thị trường ở điểm: giữ nguyên phiến đá và ghép các phiến đá với nhau thành biểu tượng hình chữ S. Các loại đá bán quý có nhiều màu sắc lạ mắt như màu cánh gián, màu xanh xi măng, màu sữa, màu hồng…làm nền tạo thành 3 miền đất nước, bản đồ được cách điệu bằng hình ảnh rồng thiêng lồng vào dải đất hình chữ S.
Ngoài biểu tượng bản đồ nói trên, 3 ông đã cùng thực hiện 11 tác phẩm khác gồm hình cô gái miền Bắc, miền Trung, miền Nam, hình ảnh Thánh Gióng, hình ảnh con hổ… để tạo thành chuỗi tác phẩm về quê hương, đất nước chào mừng đại lễ.
Các tác phẩm công phu này đã được Câu lạc bộ UNESCO sưu tầm và nghiên cứu cổ vật Lâm Đồng tuyển chọn để trưng bày tại Hà Nội chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ông Thân Tiếp - Trưởng nhóm sáng tác cho biết đây là những tác phẩm tranh làm từ phiến đá lần đầu xuất hiện ở Lâm Đồng được thực hiện thành công và đây là món quà đầy ý nghĩa để những người con Tây Nguyên gửi về Hà Nội.
|
Tranh đá "Bản dồ Việt Nam". |
Hải Yến