Ra mắt 500 bức ảnh về “Đông Dương xưa”

10:10, 24/10/2010

Tại Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace (Hà Nội) đã diễn ra chương trình tọa đàm và giới thiệu cuốn sách “Đông Dương xưa” với phần phụ lục là 500 bức ảnh quý ghi lại nhiều sự kiện, nhân vật, vùng miền ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Campuchia và Lào thời thuộc Pháp.

Hình phụ nữ trên bưu ảnh.
Hình phụ nữ trên bưu ảnh.

Tại Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace (Hà Nội) đã diễn ra chương trình tọa đàm và giới thiệu cuốn sách “Đông Dương xưa” với phần phụ lục là 500 bức ảnh quý ghi lại nhiều sự kiện, nhân vật, vùng miền ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Campuchia và Lào thời thuộc Pháp.

Cuốn sách “Đông Dương xưa” là công trình nghiên cứu, sưu tầm của tác giả người Pháp Jean Despierre và đã được NXB Giáo dục cho dịch và xuất bản với sự tham gia của giáo sư Nguyễn Khắc Phi, nhà sử học Dương Trung Quốc, dịch giả Đường Công Minh và tổng biên tập NXB GDVN Nguyễn Quý Thao…

“Đông Dương xưa” là sự kết hợp sâu sắc giữa phần lời và hình ảnh. Với 500 bức hình chụp từ bưu ảnh, cuộc sống xã hội – văn hóa – con người của xứ Đông Dương thời thuộc Pháp đã hiện lên khá đầy đủ và chân thực.

Nhiều tên phố, tên đường thuở xưa ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn hay Phnompênh, Viêng Chăn…; cũng như có như các vấn đề về địa hình đại lí, dân tộc học… được cuốn sách miêu tả khá tỉ mĩ, thú vị

Đặc biệt, xuất hiện cùng với hình ảnh về “Đông Dương xưa” là những phần lời “đọc ảnh”. Từ đó, độc giả có cái nhìn cụ thể, chính xác và hiểu rõ hơn về nội dung thời gian, nhân vật, sự kiện… hiện lên trong ảnh.

Như nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét, “Đông Dương xưa” với 500 bức ảnh là một tài liệu rất có giá trị sẽ góp phần vào việc cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn, đa dạng hơn về lịch sử của đất nước từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20.

Có cùng nhận định trên, là một trong số những người tham gia dịch và hiệu đính “Đông Dương xưa”, GS Nguyễn Khắc Phi cảm tưởng: “Cuốn sách được ra mắt công chúng là một bằng chứng để mọi người, nhất là lớp trẻ nhìn thấy rõ sự thay đổi của Hà Nội, Việt Nam từ xưa đến nay. Từ đó để trân trọng hơn cuộc sống hiện tại, đồng thời, cũng có nhiều suy nghĩ”.

Theo Tiền Phong