Hơn 200 kỷ vật từ quê hương Hà Nội mang theo ở cái buổi đầu đi mở đất chứa đựng đầy ắp những kỷ niệm trên quê mới của những ngày đầu khó khăn và đầy ắp những hoài niệm về quê hương.
Anh Hợi nâng niu một kỷ vật bằng gốm còn in rõ chữ NGõ Thành Hà Hội. |
Về Lâm Hà những ngày này, sẽ được đắm mình trong không gian văn hóa Hà Nội. Hơn 200 kỷ vật từ quê hương Hà Nội mang theo ở cái buổi đầu đi mở đất chứa đựng đầy ắp những kỷ niệm trên quê mới của những ngày đầu khó khăn và đầy ắp những hoài niệm về quê hương.
Đó là những chiếc mâm đồng, bàn ủi than, mâm gỗ, cối giã, chén bát, mũ cối, nồi đồng, xe đạp; những dụng cụ sản xuất: cuốc xẻng, cày, bừa... Xung quanh những vật dụng đơn sơ là nhưng câu chuyện rất nhân văn từ thuở đói nghèo.
Câu chuyện chiếc cối đá nhỏ bé chắt chiu từng hạt thóc giã, ăn cho qua bữa để nuôi 3 con khôn lớn vào đại học. Đó là chiếc cối xay, nhờ có nó mà gia đình ông Hải ở Tân Hà xay ngô nhỏ ra để độn cơm dễ ăn hơn; chiếc cối cũng được luân phiên qua từng hộ gia đình trong xóm, là biểu tượng của đoàn kết đùm bọc, ấm tình nghĩa xóm làng. Tất cả những vật dụng đã đậm dấu thời gian, nhưng những câu chuyện thì còn nguyên trong ký ức như mới hôm qua.
Hàng trăm vật dụng mà thế hệ trẻ ngơ ngác, và không hiểu là nó được dùng vào việc gì, để làm gì như: chiếc gàu múc nước bằng cao su không có đế, chiếc bừa nhiều răng, chiếc cân lòng thòng nhiều dây xích bằng sắt…
Những kỷ vật cùng cư dân Hà Nội đi mở đất. |
Bên cạnh “bảo tàng” vô giá của người Hà Nội nâng niu cất giữ trên quê mới, 2 gian hàng của Làng hoa Hà Đông và chi hội VHNT Lâm Hà đã luôn vang lên tiếng đàn tiếng hát dân ca, tiếng hát ca trù, hát xẩm, và múa rối nước làm cho không gian càng mang đậm phong vị Hà Nội xưa.