Chuyện tình của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

02:02, 13/02/2011

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một danh y. Tên tuổi ông được nhắc đến như một đại danh y tài năng xuất chúng, hết lòng thương yêu người bệnh, một nhân cách cao thượng, một nhà tư tưởng, nhà văn nổi tiếng của thế kỷ XVIII, Di sản của ông để lại hậu thế đồ sộ, quý giá, không chỉ bộ sách “Hải thượng y tâm linh” cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thầy thuốc, nhưng cũng là tác giả một câu chuyện tình rất cảm động.

Tượng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Nguồn Internet
Tượng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Nguồn Internet
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một danh y. Tên tuổi ông được nhắc đến như một đại danh y tài năng xuất chúng, hết lòng thương yêu người bệnh, một nhân cách cao thượng, một nhà tư tưởng, nhà văn nổi tiếng của thế kỷ XVIII, Di sản của ông để lại hậu thế đồ sộ, quý giá, không chỉ bộ sách “Hải thượng y tâm linh” cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thầy thuốc, nhưng cũng là tác giả một câu chuyện tình rất cảm động. Câu chuyện bắt đầu trong Thượng kinh ký sự: “…Một ngày kia hai lão ni đến chỗ tôi ngụ nói rằng: “Chùa Huê Cầu đúc chuông lớn, công quả chưa thành, chúng tôi đến đây khuyến hoá”. Một ni cô nói: “Tôi là con gái của quan tả thừa ty tỉnh Sơn Nam quê ở Huê Cầu…”
   
Lãn Ông nghe nói thì giật mình, bởi lẽ  lúc còn trai trẻ ông đã cầu hôn với con quan tả thừa ty tỉnh Sơn Nam ở  xã Huê Cầu, đã nộp lễ vấn danh và lễ hỏi. Nhưng rồi  sau, do thời cuộc đẩy đưa, ông phải từ hôn về Hương Sơn lập nghiệp, cưới vợ. Về phần người con gái, đã có lúc gia đình ép gã cho một công tử nhưng nàng khăng khăng từ chối viện lẽ: “Đã có người hỏi lấy làm vợ thì mình coi như đã có chồng rồi, chẳng qua vô phận mà chồng bỏ”.
   
Sau rồi Lãn Ông  được chúa Trịnh vời từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho con chúa Trịnh và sư nữ Huê Cầu vô tình đến quyên tiền đúc chuông như ta đã biết. Trong ngày tái ngộ ấy  muốn thử xem người xưa có nhớ mình không, Lãn Ông tự giới thiệu: “Tôi là người ở Liêu Xá, lánh nạn di cư đến, ở Hương Sơn quê mẹ, chẵng dè phải triệu về kinh. Nhà trọ tiêu điều, tuy có hằng tâm nhưng biết làm sao được!”. Nghe chữ Liêu Xá , ni cô Huê Cầu mặt đỏ bừng, nhận ra người tình xưa và vội vàng bỏ đi. Nhưng dễ gì đi thoát vì ngay lập tức Lãn Ông cho người tâm phúc kín đáo đi theo, tìm  cho ra chỗ người tình xưa đang ở trọ.

Chuyện tình lại tiếp tục, ông xin bà  cho mình được là người anh lớn, bảo dưỡng đứa em gái nhỏ suốt đời, xin rước bà về gõ mỏ tụng kinh ngay trong cái am ngay trong vườn nhà, ông nguyện: “ Mùa đông cũng như mùa hè, lạnh ấm đều sẽ do ta lo liệu, một là báo ân, hai là để chuộc lỗi…vì ta bất cẩn trong việc này. Có thuỷ mà không có chung, khiến cho người mang hận mà ta mang tiếng là người bạc bẽo”. Trước thịnh ấy sư  nữ Huê Cầu từ chối: “Quan nhân có hậu tình, còn tôi chẳng gặp chồng, cái thân cô khổ cũng là do số mệnh vậy, đâu dám trách ai…Nay tôi được biết tấm lòng tốt này cũng an ủi cảnh lung lạc vậy”. Chỉ xin: “Nếu quan nhân còn nghĩ đến tôi, nghe nói Hoan Châu có nhiều gổ tốt và rẽ xin nhờ mua giúp một cổ quan tài…” Vị sư nữ muốn yên giấc nghìn thu trong quà tặng tình yêu của bậc danh y, dù ấy là tình yêu chỉ một bề thánh thiện.
                                     
 ĐÀO XUÂN QUANG