Sức sống đại ngàn

11:05, 01/05/2011

(LĐ online) - Sau khi Unesco công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể (15/11/2005), tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ V nhằm lưu giữ và phát triển bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Nam Tây Nguyên.

(LĐ online) - Sau khi Unesco công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể (15/11/2005), tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ V nhằm lưu giữ và phát triển bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Nam Tây Nguyên.

Lễ hội lần thứ V được tổ chức tại huyện Đạt Tẻh, nơi các đồng bào Châu Mạ, K’ho một lòng theo Đảng trong kháng chiến bảo vệ quê hương cũng như trong công cuộc dựng xây đất nước.

Trong những ngày tưng bừng kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đặc biệt hướng tới cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIII, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, âm sắc cồng chiêng 12 huyện, thành trong tỉnh đã hòa quyện vào nhau, tấu lên những bài chiêng hào hùng biểu đạt niềm tự hào về tình đại đoàn kết các dân tộc, sự tin tưởng vào cuộc sống ngày thêm đổi thay tốt đẹp trên buôn, làng.
 
Rước đuốc truyền thống
Rước đuốc truyền thống
 
Nghi thức rước nêu
Nghi thức rước nêu
...và toàn cảnh đêm hội.
...và toàn cảnh đêm hội.
hinh 4.JPG
Nghi thức cúng thần Chiêng
hinh 5.JPG
...và bôi tiết gà lên bộ chiêng quý.
Trình tấu chiêng và múa xoang trong đêm hội. 
 
Tại lễ hội lần thứ V, lễ đâm trâu (lễ ăn trâu, sa rơpu) cũng đã được tổ chức. Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, lễ đâm trâu được diễn ra vào những dịp mừng chiến thắng, được mùa, cầu an, mừng năm mới, lễ phá điềm xấu, điềm gở của buôn làng). Cũng như dưới đồng bằng, con trâu rất gắn bó thân thiện với đời sống con người và hình tượng trâu trong lễ sa rơpu lại thêm phần thiêng liêng, cao cả vì trâu đã hy sinh mạng sống để mang lại sự yên vui, no ấm của buôn, làng.
 
Với tính nhân văn sâu sắc, bài cúng “khóc trâu” của đồng bào có trích đoạn: “… Ta thương trâu đã mười năm/ Ta chăn trâu đã đủ trăm ngày/ Mời trâu ăn nắm cỏ lần cuối/ Mời trâu ăn lá cây lần cuối/… Trâu chết đi để buôn làng vui/ Cho thần lúa xuống ở trong nia/ Cho thần lúa xuống ở trong thùng”.  
 
Già làng đọc bài cúng trâu.
Già làng đọc bài cúng trâu.
hinh 12.JPG
hinh 13.JPG
Nghi thức đâm trâu và cúng chiêng cho trâu.

Tây Nguyên đang vào mùa lễ hội, mùa gieo trồng mới. Buôn làng đang nao nức nhịp cồng chiêng giàu sức sống như đại ngàn.

Bài, ảnh: Thanh Đạm