Thật là phúc

03:05, 18/05/2011

Pha lớn lên cùng tiếng rì rào của rừng dương ven biển, cùng nắng gió và tiếng sóng vỗ bờ đều đều mỗi khi thuỷ triều lên xuống. Sau khi thi xong phổ thông cơ sở, Pha theo cha làm nghề chài lưới ven biển để kiếm sống. Cha anh mất trong một lần đánh bắt xa bờ trong cơn thịnh nộ của cuồng phong, giông bão. Từ đó anh phải thay cha lo việc mưu sinh để nuôi mẹ và em. Pha thành trụ cột chính của gia đình. Anh có thân hình vạm vỡ, rắn chắc, cơ bắp cuồn cuộn, nước da bánh mật đen giòn vì nắng gió biển quê hương.

Pha lớn lên cùng tiếng rì rào của rừng dương ven biển, cùng nắng gió và tiếng sóng vỗ bờ đều đều mỗi khi thuỷ triều lên xuống. Sau khi thi xong phổ thông cơ sở, Pha theo cha làm nghề chài lưới ven biển để kiếm sống. Cha anh mất trong một lần đánh bắt xa bờ trong cơn thịnh nộ của cuồng phong, giông bão. Từ đó anh phải thay cha lo việc mưu sinh để nuôi mẹ và em. Pha thành trụ cột chính của gia đình. Anh có thân hình vạm vỡ, rắn chắc, cơ bắp cuồn cuộn, nước da bánh mật đen giòn vì nắng gió biển quê hương.

Siêng năng trong công việc, chăm chỉ trong làm ăn, chắt chiu từng đồng trong cuộc sống, dần dà anh cũng sắm được thuyền đánh cá cho riêng mình, không phải đi làm thuê cho ông Ty nữa. Ông Ty là người cùng thời với cha anh, là ngư phủ giàu kinh nghiệm trong nghề chài lưới. Ông thông thạo ngư trường: mùa nào, đánh bắt ở vùng ven biển nào, cá ăn chìm hay ăn nổi, cần lưới dày hay lưới thưa, lưới quét hay lưới vây… Vì thế, nên lầnđi biển nào ông cũng trúng đậm, tôm cá đầy thuyền. Chẳng mấy chốc ông Ty đã tạo dựng được một cơ ngơi bề thế. Nghe đến tên ông bà con vùng biển quê hương ai cũng thán phục. Có điều ông không bao giờ hé lộ bí quyết làm ăn và ngư trường ông đánh bắt.

Ảnh minh họa của Ngọc Minh.
Ảnh minh họa của Ngọc Minh.
Giúp tiền giúp bạc chứ không thể “giúp bí quyết làm ăn”, ông thường bảo thế. Ông dấu tịt cái ngư trường đang đánh bắt kể cả với người thân tín trong gia đình. Pha có mọi cái bí mật ấy nhưng mãi lận đận với những tôm tép lòng tòng, làm ăn luôn thất bát: Cuộc sống càng gieo neo. Xăng nhớt, gạo nước cho một lần đi biển ngày càng đắt đỏ. Có những chuyến đi tay trắng, nợ nần chồng chất, rồi một lần đi biển anh cũng trúng đậm, cá đầy thuyền nhưng phần nhiều trong số đó lại là cá nóc. Đáng ra phải đêm tiêu huỷ số cá nóc có độc ấy đi thì anh cho đem phơi khô để bán thu chút tiền mọn. Có người mua các ấy về ăn, trúng độc gây tử vong. Phong phanh được chuyện công an sẽ khởi tổ, anh cùng mẹ và em bỏ quê hương chạy lên cao nguyên tìm kế sinh nhai khác. Chiếc thuyền và ngôi nhà tranh anh nhờ ông anh họ trông giùm.

Đến cao nguyên, với số tiền tích cóp được anh mua một mảnh vườn, dựng túp nhà tranh cho ba mẹ con tá túc. Anh ra sức trồng rau dưa, su su và chạy chợ để kiếm sống. Cuộc sống dần ổn định. Việc làm ăn ngày một khấm khá, có chiều thuận lợi. Dần dà anh quen Vy, cô gái thường lui tới nhà anh mua rau và su su để bán lẻ. Vy, cô thôn nữ đẹp người, đẹp nết. Những hôm cùng chạy chợ đêm, những sáng chiều cùng nhau hái su su trong vườn nhà, những lần hò hẹn, lời thưa tiếng gửi… “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Biết chuyện, mẹ Pha càng vui, bà mong chúng thành vợ thành chồng. Có lần Vy thỏ thẻ với anh:

- Anh à! Chỉ cần tằn tiện vài năm nữa anh có thể xây nhà mới. Lúc ấy chúng mình sẽ… Nhưng Pha còn nặng nợ với biển cả. Đêm nào anh cũng mơ thấy thuyền anh đang lướt sóng, những con cá song óng ánh ánh bạc giẫy giụa khi mắc lưới hay chúng nhảy đành đạch trong lòng thuyền, những con sóng lăn tăn, những đêm trăng sáng và làn gió khơi pha vị mặn của nước biển quê hương luôn vẫy gọi.

Anh nhớ, có lần cha kể cho nghe: Lần ấy thuyền ông lạc vào vùng đảo Trường Sa do chế độ Sài Gòn quản lý, chuyện xảy ra trước năm một chín bảy lăm. Chẳng những ông không bị bắt bớ giam cầm mà còn cho nào: mắm muối, dầu đèn và cả nước ngọt. Nước ngọt đối với người sống ở đảo còn quý hơn vàng. Sau đó, ông thành chỗ thân quen với các anh lính đảo canh giữ bầu trời đảo Trường Sa của Tổ quốc. Họ còn cho ông khai thác phân chim trên đảo mang về đất liền để bán. Đổi lại, mỗi lần ghé đảo cha anh cũng biếu họ những tảng đường vàng óng và thuốc lá Cẩm Lệ rời mà họ đang cần và rất thích.

Những kỷ niệm về biển và câu chuyện cha kể luôn thôi thúc, máu ngư phủ lại dâng trào trong anh. Nhiều đêm anh thao thức, trăn trở không ngủ được. Trong tiềm thức, anh không thể sống xa biển được. Biển luôn vẫy gọi. Nhưng mối tình với Vy mà anh và nàng đang nhen nhóm… “Biển một bên và em một bên…” khiến anh phân vân. Anh thủ thỉ với mẹ, rằng anh muốn quay về với biển để nối nghiệp cha. Mẹ anh thực lòng không muốn nhưng bà không thể can ngăn, bà biết tính con. Nó muốn làm gì thì quyết làm cho bằng được. Nó là chỗ dựa của bà khi tuổi già sức yếu.

- Thôi thì tuỳ con. Nhưng liệu ở quê người ta đã quên “Vụ cá nóc” của con chưa hay con lại vướng vào vòng lao lý? Mẹ chẳng biết tính sao cho phải, với lại còn chuyện con Vy? Lẽ nào hai đứa lại chia tay?

- Con sẽ không quay về quê đâu mẹ ạ. Con sẽ về miệt biển Ninh Thuận để làm ăn. Con sẽ bảo cho Vy biết. Chúng con sẽ chờ nhau. Chúng con còn trẻ, vội gì.
Thế rồi, Pha đột ngột bán vội “cơ ngơi” mới tạo dựng để quay về với biển. Anh nhờ người thân tín về quê tu bổ chiếc thuyền, mua sắm ngư cụ và đưa thuyền vào biển Ninh Thuận. Lần này anh quyết tâm tìm cho được bí quyết làm ăn của ông Ty. “Ngư trường của ông Ty nằm ở đâu giữa đại dương mênh mông kia?” Bí mật ấy chỉ có thể biết được khi có “nội công, có tay trong”. Để thực hiện ý đồ ấy, anh áp dụng chiến thuật “Con ngựa thành Tơ-roa”. Anh bảo thằng em con nhà chú bác đến xin làm bạn chài cho ông Ty. Nó thông minh, cũng là một “kình ngư” của biển cả. Nó có thể xác định ngư trường của ông ta nhờ nhìn chòm sao Bắc Đẩu. Chỉ có nó mới thực hiện được ý đồ ấy.

Được nhận vào làm đã sáu tháng, những chàng trai ấy không thể biết được toạ độ của ngư trường ông ta đang đánh bắt. Trước sự tò mò thái quá của chàng trai khiến ông ta cảnh giác. Ông ta luôn thay đổi hải trình và cho tàu chạy theo đường zic-dzắc nên chàng trai kia dù có kinh nghiệm cũng không thể xác định được luồng biển thực mà ông nhắm tới. Như vậy là kế hoạch nội ứng không thành. Anh nghĩ ngay đến chuyện tình “Trọng Thuỷ – Mỵ Châu”. Anh thuyết phục Vy đóng vai người buôn cá, tiếp cận con trai ông Ty làm cho con ông ta chết mê chết mệt, say đắm để từ đó moi bí mật ngư trường và bí quyết làm ăn.

Ngư trường của ông Ty dần hé lộ, nhưng cũng từ đó mâu thuẫn giữa anh và Vy lại tăng lên. Từ yêu vờ đến yêu thật có xa xôi gì. Chuyện chàng và nàng chia tay nhau là điều có thể xảy ra. Nhiều lần anh phải bí mật lặn lội ra Phú Yên để gặp Vy, thuyết phục nàng hãy quay lại. Có lẽ do tình xưa nghĩa cũ còn mặn nồng, tình kia mới chớm nên Vy dễ dàng chấp nhận với nhiều điều hứa hẹn của cả đôi bên.

Thu xếp xong chuyện Trọng Thuỷ – Mỵ Châu do tự mình dàn dựng và đạo diễn, suýt nữa “xôi bỏng hỏng không”, anh dốc sức lo làm ăn mong kiếm được tiền để nuôi mẹ và lo bề gia thất.

Chuyến đi đảo Trường Sa hôm ấy của anh chỉ để lấy phân chim nên thuyền nhẹ lướt sóng băng băng. Bể lặng sóng yêu chỉ có mặt biển đặc quánh sương mù, tầm nhìn bị hạn chế, phải căng mắt mới nhìn rõ phía trước. Bỗng anh phát hiện một chiếc “tàu lạ” đang lao tới với tốc độ khá cao, lộ rõ ý muốn đánh đắm thuyền anh. Không phú giây do dự, anh quyết đoán quay mũi thuyền hướng thẳng vào chiếc tàu lạ kia lao tới không hề tính toán gì cho bản thân. Chiếc tàu lạ vội quay đầu bỏ chạy. Anh cũng giảm tốc độ và dừng thuyền để quan sát. Hoá ra cái anh chàng tàu lạ cũng là loại gan sứa mà thôi. Có thể anh chàng chưa biết được lòng dũng cảm của người Việt và câu chuyện cổ tích: “Trạng chết Chúa cũng băng hà/Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ hơn”…

Sau đó anh phát hiện dòng hải lưu thay đổi, chảy ngược từ Nam ra Bắc và xa xa tăm cá nổi lên dày đặc, anh cho thuyền bám theo mong khám phá được ngư trường mới, bỗng chiếc đài (Radio) nhỏ trên thuyền phát lời kêu cứu khẩn cấp từ sóng của máy bộ đàm đặt tại bến cảng. Anh cho thuyền chạy đến toạ độ được đài hướng dẫn. Đến nơi, nhìn rõ đó là tàu cá của ông Ty bị hỏng máy đã gần chục ngày nay. Gặp được thuyền bạn đến cứu, ông Ty vui mừng như kẻ chết đi được sống lại.

- Tàu tôi bị hỏng máy. Vô phương cứu chữa. Mong anh giúp lai dắt về bến. Đã mươi ngày nay chúng tôi chẳng còn gì, chỉ ăn cá sống và uống nước sương để cầm hơi. Thật là phúc khi được anh cứu giúp. Mong anh làm phúc.

Nghe ông ra giải bày và Pha cũng hiểu được tình cảm nghề biển của người đi biển gặp nạn nên anh san sẻ gạo nước, diêm thuốc, dầu đốt... nhưng anh từ chối lai dắt vì mối hiểm thù “bí mật ngư trường” khiến anh khốn đốn trong làm ăn bỗng nhiên hiện lên trong “bộ nhớ”, dù ông Ty cố van nài với bao lời hứa hẹn chỉ dẫn ngư trường và bí quyết làm ăn.

Thuyền anh quay mũi chạy vào bờ bỏ mặc ông Ty với con tàu lênh đênh trên biển cả. Thuyền chạy xa được vài hải lý anh lại cảm thấy áy náy trong lòng. “Gặp nạn, nhất là nạn trên biển mà không cứu giúp, đó là một tội ác”. Ông ta có thể chết nếu không có tàu đến cứu kịp thời. Nghĩ vậy nên anh cho tàu quay lại dắt tàu ông Ty về bến an toàn.

- Gặp sự cố trên biển sao ông không phát tín hiệu kêu cứu khẩn cấp trên làn sóng quy định ấy?

- Thì tôi có lắp máy bộ đàm trên tàu đâu, cũng là vì tôi sợ lộ bí mật ngư trường mới nên nông nỗi này. May có anh. Thật là phúc.

Trong cuộc họp của các chủ tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ hôm ấy mọi người đều thống nhất phải trang bị máy bộ đàm để tiện liên lạc, ứng cứu nhau khi gặp nạn trên biển và lập các tổ hợp tác nghề biển để giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn trước sự biến đổi khôn lường của thời tiết và cũng là để bảo vệ vùng biển, đảo quê hương.

Đám cưới của Pha và Vy được tổ chức tại quê nhà thật là rôm rả đông vui. Người ta thấy ông Ty mang đến một lẵng hoa tươi thật lớn, thật đẹp. Người vui nhất là mẹ Pha. Bí mật ngư trường đã được giải mã.

Truyện ngắn: Nguyễn Tùng Châu