Tranh cãi xung quanh giải Ảnh báo chí Thế giới

03:05, 27/05/2011

Bức ảnh cô gái Afghanistan bị cắt mũi sau khi đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới hồi đầu năm tiếp tục trở thành tâm điểm của cuộc tranh cãi.

Bức ảnh cô gái Afghanistan bị cắt mũi sau khi đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới hồi đầu năm tiếp tục trở thành tâm điểm của cuộc tranh cãi.

Bibi Aisha, cô gái Afghanistan 18 tuổi, đã bị chồng là một lính Taliban cắt mũi và đôi tai. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Nam Phi Jodi Bieber chụp và bà vừa lên nhận giải “Ảnh của Năm” tại lễ trao giải Ảnh Báo chí 2011 diễn ra hôm 7/5.

1. Gương mặt mềm mại, dịu dàng của Aisha với mái tóc xoăn, được chụp với bố cục “kinh điển” của thể loại ảnh chân dung. Tuy nhiên, chiếc mũi bị cắt của cô khiến bức ảnh trở nên gây sốc, thậm chí khiến người xem kinh hãi.

“Những năm trước đây, nỗi đau và cảnh tượng kinh hãi là ấn tượng chính trong hạng mục tin tức hằng ngày của giải Ảnh Báo chí Thế giới. Năm nay, 2 yếu tố này cũng nằm trong các hạng mục ảnh chân dung, thể thao, nghệ thuật và giải trí” – giáo sư Helen Westgeest thuộc trường đại học Leiden nói - “Tôi nghĩ ban giám khảo có chủ ý khi chọn một bức ảnh chân dung lột tả nỗi đau để trao giải”.
 
Bức ảnh đoạt giải và ảnh nhân vật Bibi Aisha sau khi được phẫu thuật tạo hình mũi đã được phóng to tại Lễ trao giải hôm 7/5. Còn bên dưới là cảnh tác giả Jodi Bieber phát biểu.
Bức ảnh đoạt giải và ảnh nhân vật Bibi Aisha sau khi được phẫu thuật tạo hình mũi đã được phóng to tại Lễ trao giải hôm 7/5. Còn bên dưới là cảnh tác giả Jodi Bieber phát biểu.
Bức ảnh đoạt giải và ảnh nhân vật Bibi Aisha sau khi được phẫu thuật tạo hình mũi đã được phóng to tại Lễ trao giải hôm 7/5. Còn bên dưới là cảnh tác giả Jodi Bieber phát biểu.

Lễ trao giải Ảnh Báo chí còn là sự kiện khai mạc cuộc triển lãm ảnh trên khắp thế giới. Tại điểm trưng bày đầu tiên ở Old Church, Amsterdam (Hà Lan), triển lãm này đã thu hút rất đông khách tham quan. Bức chân dung của Aisha dĩ nhiên đã là bức ảnh tâm điểm của triển lãm. Ngoài ra còn có những bức ảnh đoạt giải ở các hạng mục khác, như một người đàn ông chết ngã xuống từ một chiếc tháp canh; người em khóc than trong đám tang của anh trai ở vùng Kashmir, Ấn Độ; sừng của một con bò đực chọc thủng cằm của một người đấu bò và bức ảnh chụp một cầu thủ bóng đá bị đá vào mặt.

“Tôi không thích những triển lãm như vậy vì tất cả đều lột tả những cảnh tượng khủng khiếp và đau đớn. Tại sao người ta lại muốn phóng to những bức ảnh đó, về những xác chết, những người bị thương. Việc này giống như một thảm họa đối với du lịch”- Giáo sư Westgeest bình luận tiếp.

2. Giải Ảnh Báo chí Thế giới là giải thưởng nhằm “khuyến khích sự phát triển của thể loại ảnh báo chí và cổ vũ việc truyền bá kiến thức”. Nhưng giáo sư Westgeest cho rằng chính trị đóng vai trò quan trọng trong giải thưởng này. “Tôi nghĩ việc lựa chọn bức ảnh này để trao giải có liên quan đến khía cạnh chính trị. Gương mặt Aisha bị biến dạng vì cô bị chồng là một lính Taliban tra tấn sau khi cô rời bỏ hắn. Và cô đã phải tới một bệnh viện của Mỹ để phẫu thuật mũi”.

Van Keupen, một khách tham quan có mặt trong triển lãm, cho rằng: “Chúng ta không nên thiết lập một giải ảnh để đưa ra những tuyên bố về chính trị. Điều quan trọng nhất đối với ban giám khảo là tìm ra được những bức ảnh xuất sắc nhất, mạnh mẽ nhất, qua đó kể ra được những câu chuyện hay nhất theo cách ấn tượng nhất”.

Trước những bàn luận và tranh cãi đó, nữ tác giả bức ảnh là Jodi Bieber vẫn tỏ ra điềm tĩnh. Bà cho biết: “Tôi muốn có những sự bàn luận và tranh cãi. Vì chừng nào bức ảnh Aisha còn trưng bày thì những nỗi khổ đau của phụ nữ càng được biết đến rộng rãi”.

Theo Việt Lâm (TT&VH)