Quá khứ và hiện tại của lễ hội Halloween

10:10, 31/10/2011

(LĐ online) - Từ "Halloween" bắt nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo, là dấu vết còn lại của lễ hội All Hallow Eve (lễ thánh).

(LĐ online) - Từ "Halloween" bắt nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo, là dấu vết còn lại của lễ hội All Hallow Eve (lễ thánh).
 
Ở Ireland thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và bí đao trong lễ hội Halloween.
Ở Ireland thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và bí đao trong lễ hội Halloween.
Ngày 1/11 là ngày lễ của người Thiên chúa bày tỏ lòng thành trước thánh thần. Nhưng vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, ở xứ Celtic (Ireland) mùa màng kết thúc vào ngày 31/10 và ngày hội Halloween được gọi là ngày lễ Samhain (gieo trồng). Ngày này cũng chính thức bắt đầu một năm mới của người Celtic.

Vào đêm cuối cùng của vụ thu hoạch mùa thu, thế giới thay đổi từ ánh nắng ấm áp của mùa hè sang bóng tối lạnh lẽo của mùa đông, đất đai từ màu mỡ chuyển sang cằn cỗi.

Người Celts cổ xưa tin rằng quá trình chuyển đổi này tạo cho lực lượng siêu nhiên một cơ hội để xâm nhập vào thế giới cuộc sống, và những điều ác sẽ sinh sôi. Họ cùng ăn mừng đêm đầu tiên của mùa đông, còn gọi là lễ hội Đêm Samhain, lễ hội này được coi là tiền thân của Halloween.

Đêm Samhain, người Celts tin rằng, linh hồn của những người đã chết trong năm qua sẽ trở lại trong cuộc sống, tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồn người chết nhập vào mình, vì thế vào ngày 31/10 dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó họ hoá trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm vẻ hăm doạ để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.

Sau này, người La Mã đã biến những tục lệ trên của người Celtic thành tục lệ của mình. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, họ bỏ tục lệ hiến người sống và thay vào đó là hiến hình nộm. Theo thời gian, do người ta không còn tin vào linh hồn nữa, nên tục lệ hoá trang thành ma quỷ hay phù thuỷ chỉ còn là hình thức.

Cùng với phong trào di cư để tránh nạn thiếu khoai tây của người Ireland sang Mỹ những năm 1840, lễ hội Halloween được du nhập vào Mỹ.

Hóa trang
Hóa trang thành những nhân vật ma quái trong lễ Halloween.
Ngày nay, nhiều nhà thờ tổ chức tiệc Halloween hoặc tổ chức khắc đèn lồng cho trẻ em. Mọi người cùng nhau đấu tranh vì một thế giới không còn tội lỗi.

Tại Ireland, được cho là nơi sinh ra lễ Halloween. Lễ hội này ngày nay vẫn còn được chào đón với sự phấn khích của đông đảo người dân. Vào đêm này, người ta tổ chức bắn pháo hoa bằng các loại hạt khỉ, (một loại hạt giống đậu phộng). Bánh trái cây được làm và dấu một số đồ vật bên trong. Nếu miếng bánh bạn nhận được là một cái vòng, điều đó có nghĩa tương lai bạn sẽ có một cuộc sống lãng mạn. Nếu bạn nhận được một đồng xu, có nghĩa bạn sẽ có hàng đống tiền nhưng nếu bạn nhận được một miếng giẻ, thì bạn nên bắt đầu thắt chặt hầu bao của bạn.

Lễ hội này ngày nay mang đến cho trẻ em nhiều trò chơi lý thú.

Trò Trick for treat: Trong suốt lễ hội Samhain, vị thần Druids cho rằng người chết sẽ tìm đến lừa, gây hoang mang, lo sợ và phá hoại con người. Những hồn ma đi lại ăn xin và đến nhà nào, gia chủ phải cung cấp thức ăn cho chúng. Chính vì thế, trong tuần lễ Halloween, trẻ em phương Tây rất hứng thú với trò "gõ cửa xin ăn" này. Chúng mặc trang phục hóa trang và đeo mặt nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gõ cửa để gặp chủ nhà và nói câu "trick-or-treat". Câu này có nghĩa là: "Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi". Để tránh bị phiền toái, chủ nhà đãi chúng kẹo, bánh trái, và cả cho tiền nữa.

Một số hình tượng duoc hóa trang trong lễ halloween tại Mỹ
Một số hình tượng được hóa trang trong lễ Halloween tại Mỹ
Trò "đớp táo": Khi người Celtic bị người La Mã đánh chiếm, nhiều phong tục của người La Mã theo đó cũng du nhập vào đất Celtic, trong đó có lễ hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma. Vị thần này thường "ẩn náu" trong giỏ hoa quả. Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần linh, do đó nhiều trò chơi có liên quan đến loại quả này xuất hiện trong lễ hội Samhain.

Lễ hội đèn lồng (đèn bí ngô): Lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ tập quán của người Ireland. Theo truyền thuyết kể lại, Jack là người nổi tiếng vì nghiện rượu và tư chất thông minh. Anh đã lừa con quỷ Satan trèo lên ngọn cây, sau đó khắc hình một chữ thập lên gốc cây và trói con quỷ trên đó. Jack thoả thuận với con quỷ nếu nó không trêu chọc anh nữa thì anh sẽ thả nó xuống. Do phạm nhiều tội lỗi cho nên khi chết, ông không được lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Do vậy, ông phải đi lang thang nhiều nơi tìm kiếm một chỗ trú chân. Hơi ấm duy nhất sưởi ấm cho ông trong giá lạnh là ngọn nến leo lét trong củ khoai tây thối.

Trẻ em ở Ireland thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và bí đao trong lễ hội Halloween. Nhưng khi di cư sang Mỹ, người ta phát hiện quả bí ngô sáng hơn bí đao nên sau này đèn lồng ở Mỹ được trang trí bằng quả bí ngô có cục than hồng bên trong.

Do truyền thống Halloween được coi là bắt nguồn từ những người ngoại đạo, nên ngày này nhiều người theo đạo Thiên chúa giáo không tổ chức lễ kỷ niệm. Một số người ở các giáo phái khác tổ chức kỷ niệm nhưng coi đây là lễ hội mùa màng, lễ hội xá tội hay đêm thánh Halleluja và họ tổ chức lễ tại nhà thờ của giáo phái mình.

Nguyên Thi (theo BBC)