Chiêng gọi từ miền trầm tích

12:04, 27/04/2013

(LĐ online) - Tối 26/4, tại thị trấn Cát Tiên (huyện Cát Tiên), Lễ hội Văn hoá cồng chiêng Lâm Đồng lần thứ VII - năm 2013 đã chính thức được diễn ra trong nhịp chiêng đồng điệu của các dân tộc bản địa Tây Nguyên.

(LĐ online) - Tối 26/4, tại thị trấn Cát Tiên (huyện Cát Tiên), Lễ hội Văn hoá cồng chiêng Lâm Đồng lần thứ VII - năm 2013 đã chính thức được diễn ra trong nhịp chiêng đồng điệu của các dân tộc bản địa Tây Nguyên.

Các nghệ nhân công chiêng được vinh danh trong Lễ hội cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII-2013
Các nghệ nhân cồng chiêng được vinh danh trong Lễ hội cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII-2013


Đêm hội được bắt đầu bằng lễ dâng hương, xin lửa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ huyện Cát Tiên, những nén nhang thành kính đã được con dân mảnh đất Nam Tây Nguyên dâng lên bằng tất cả sự trân trọng và biết ơn, hàng trăm ngọn đuốc đã được thắp sáng, dẫn lối mọi người về với đêm hội.

Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 15/11/2005, đây là di sản phi vật thể duy nhất của Tây Nguyên được ghi nhận và vinh danh. Đó là vinh dự, đồng thời là trách nhiệm không chỉ thuộc về đồng bào các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung, người Mạ, người K’Ho, Chu Ru ở Lâm Đồng nói riêng mà là của tất cả cộng đồng các dân tộc sống trên mảnh đất này.

Trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá cồng chiêng trong môi trường văn hoá hiện nay; một môi trường văn hoá - không gian văn hoá đang có sự biến đổi “chóng mặt” theo chiều hướng hiện đại, văn hoá cồng chiêng của các dân tộc bản địa Nam Tây Nguyên cũng đang từng ngày, từng giờ đứng trước nguy cơ mai một. Bởi, không gian văn hoá cồng chiêng bao gồm nhiều nội dung khác nhau, ngoài âm nhạc đơn thuần của cồng chiêng, còn đó cả một không gian diễn xướng, thời gian diễn xướng và hạt nhân là con người, không gian sống với những đặc điểm riêng về phong tục - tập quán… Những yếu tố này thực sự đã có nhiều xáo trộn và thay đổi.

Cũng trong đêm khai mạc Lễ hội Văn hoá cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII -2013, BTC đã trao giấy chứng nhận tôn vinh cho 39 nghệ nhân cồng chiêng của 12 đoàn cồng chiêng tham gia tại lễ hội. Lễ hội lần này, có sự tham gia của gần 400 nghệ nhân, ngoài đêm diễn khai mạc còn diễn ra rất nhiều các hoạt động khác như: Hội thi trò chơi dân gian, Hội thi kiến thức cồng chiêng, Liên hoan ẩm thực và giao lưu cồng chiêng - múa xoang…


Lễ hội Văn hoá cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII - 2013 với chủ đề “Tuổi trẻ với văn hoá cồng chiêng” tại huyện Cát Tiên hy vọng sẽ đem lại một luồng sinh khí, sự thay đổi về nhận thức cho thế hệ trẻ. Qua đó, đánh giá lại việc lưu trữ các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể nói chung và cồng chiêng nói riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để từ đó có kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị sẵn có của cồng chiêng Nam Tây Nguyên. Lễ hội cũng là dịp để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hoá cồng chiêng, tăng cường mối đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc anh em.

Cơn mưa nhẹ trước đêm hội như làm dịu mát đi cái oi nồng, hanh hao của Cát Tiên trong mùa tháng 4. Trong hơi thở của đại ngàn Bù xa lu xiên, trong tiếng đồng vọng của rừng già Cát Tiên, trong u linh, huyền bí của thâm nghiêm tháp cổ và cả tiếng gọi của dòng Đồng Nai phù sa trầm tích, lửa đã được thắp lên, nhịp chiêng âm vang đã được tấu trong bất tận của vòng xoang khát cháy. Bên cạnh những già làng da nâu quắc thước, hú vọng tiếng gọi Yàng, đám trẻ của buôn làng giờ đây cũng đã biết đánh tiếng chiêng, tiếng cồng, múa hát những điệu cổ xưa của cha ông trong lễ mừng lúa mới, mừng nhà mới… Đêm trên miền trầm tích, trong hơi nóng của lửa thiêng, của men say nghiêng cần, tiếng chiêng bung bing, nhịp xoang chung chiêng như dài hơn, đầy đam mê và bất tận.

Cũng trong đêm khai mạc Lễ hội Văn hoá cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII -2013, BTC đã trao giấy chứng nhận tôn vinh cho 39 nghệ nhân cồng chiêng của 12 đoàn cồng chiêng tham gia tại lễ hội. Lễ hội lần này, có sự tham gia của gần 400 nghệ nhân, ngoài đêm diễn khai mạc còn diễn ra rất nhiều các hoạt động khác như: Hội thi trò chơi dân gian, Hội thi kiến thức cồng chiêng, Liên hoan ẩm thực và giao lưu cồng chiêng - múa xoang…

Dưới đây là một số hình ảnh trong đêm khai mạc Lễ hội Văn hóa cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII - 2013:

Đặc sắc trong tiết mục vào mùa của người Chu Ru - Đơn Dương
Đặc sắc trong tiết mục vào mùa của người Chu Ru - Đơn Dương

 

Tiếng khèn gửi Yàng
Tiếng khèn gửi Yàng

 

Nhịp xoang đam mê từ bước chân của người già...
Nhịp xoang đam mê từ bước chân của người già...

 

Đến lớp trẻ
Đến lớp trẻ

 

Khát vọng trong vũ điệu Aria
Khát vọng trong vũ điệu Aria

 

Vũ điệu vào hội
Vũ điệu vào hội

 

Đông đảo người dân của huyện Cát Tiên đến cổ vũ và thưởng thức các tiết mục biểu diễn cồng chiêng tại lễ hội
Những nhịp chiêng, điệu múa rộn ràng đã thu hút đông đảo người dân của huyện Cát Tiên đến cổ vũ và thưởng thức

 

 

Vòng xoang đoàn kết tại đêm hội cồng chiêng
Vòng xoang đoàn kết tại đêm hội cồng chiêng

Tuấn Linh - Văn Báu