Khu Di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đền Hùng bao đời nay đã trở thành Đất Tổ của mỗi người dân Việt. Viếng Tổ hằng năm là điều ai cũng mong muốn mỗi dịp “Mồng 10 tháng Ba”.
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đền Hùng bao đời nay đã trở thành Đất Tổ của mỗi người dân Việt. Viếng Tổ hằng năm là điều ai cũng mong muốn mỗi dịp “Mồng 10 tháng Ba”.
Đền Hùng mở cửa suốt đêm, nên dù chiều muộn, vẫn có rất đông người đến |
Chúng tôi cũng trong đoàn người hành hương về Đền Hùng mùa lễ hội 2013, để cảm nhận sự linh thiêng trong ngày Giỗ Tổ và bày tỏ lòng thành kính với các vị vua đã có công dựng nước. Nhưng năm nay, đặc biệt hơn, bởi ngoài Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ 2013, còn là Lễ tôn vinh và đón Bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là “di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”, càng làm tăng thêm sự náo nức, cuốn hút đàn con Lạc cháu Hồng khắp nơi đổ về đất Tổ. Vì thế, ước tính mỗi ngày Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đón khoảng 1 triệu lượt khách và mới 9 giờ sáng đường về đất Tổ đã rất đông đúc. Đền Hùng mở cửa suốt đêm, nên dù chiều muộn, vẫn có rất đông người đến. Từ đây, phải đi khoảng 500 bậc đá để thăm viếng 3 đền mang nhiều truyền thuyết về tổ tiên người Việt là Đền Hạ – nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc 100 trứng, sau nở thành 100 người con. Đền Trung - là nơi các Vua Hùng thường cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền Thượng - nơi hằng năm, các Vua Hùng tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triều tổ" (Tổ tiên Việt Nam) như lời khẳng định cội nguồn của người dân đất Việt. Từ Đền Thượng, đi xuống gần 50 bậc là Đền Giếng – nơi thờ hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18, có công dạy dân trồng lúa, trị thuỷ, bên trong hậu cung có một chiếc giếng bốn mùa nước trong mát, không bao giờ cạn. Ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, đã ngồi nói chuyện với các đồng chí cán bộ Đại Đoàn quân tiên phong tại đền Giếng và căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đêm dần buông, nhưng vẫn thấp thoáng những bước chân muốn được dâng hương viếng Tổ.
Đền Giếng |
LÊ HOA