Tạp chí Sông Hương đã mạnh dạn mượn căn nhà mà một thời gian dài nhạc sỹ Trịnh Công Sơn "ở trọ". Ngôi nhà đó được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đặt tên "Căn nhà của những gã lang thang", và không gian đầy kỷ niệm đó hiện được mang tên: Gác Trịnh. Với mục đích để tôn vinh giá trị văn hóa nghệ thuật của những tên tuổi lớn đã sống và trưởng thành ở mảnh đất Cố đô này.
Huế là thành phố của thi ca và văn hóa. Ở đó đã sản sinh ra nhiều thế hệ tài hoa, trong đó có nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và những người bạn cùng thế hệ ông, như: thi sỹ Ngô Kha, dịch giả Bưu Ý, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, họa sỹ Bửu Chỉ,… và những người bạn tài danh của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn một thời lưu dấu trên đất Cố đô như: họa sỹ Đinh Cường; nhà văn, nhà biên kịch Sâm Thương,… cùng các thế hệ sau này. Cũng vì lẽ đó, Tạp chí Sông Hương (Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế) đã mạnh dạn mượn căn nhà mà một thời gian dài nhạc sỹ Trịnh Công Sơn “ở trọ”. Ngôi nhà đó được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đặt tên “Căn nhà của những gã lang thang”, và không gian đầy kỷ niệm đó hiện được mang tên: Gác Trịnh. Với mục đích để tôn vinh giá trị văn hóa nghệ thuật của những tên tuổi lớn đã sống và trưởng thành ở mảnh đất Cố đô này.
Tạp chí Sông Hương (Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế) đã mạnh dạn mượn căn nhà mà một thời gian dài nhạc sỹ Trịnh Công Sơn “ở trọ”. Ngôi nhà đó được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đặt tên “Căn nhà của những gã lang thang”, và không gian đầy kỷ niệm đó hiện được mang tên: Gác Trịnh. Với mục đích để tôn vinh giá trị văn hóa nghệ thuật của những tên tuổi lớn đã sống và trưởng thành ở mảnh đất Cố đô này. |
Cũng thật may mắn khi Gác Trịnh đã khai trương đúng vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày Trịnh Công Sơn qua đời, sự kiện đó đã được các phương tiện thông tin loan truyền khắp mọi nơi. Dù sự chuẩn bị chỉ chưa đầy mười ngày, nhưng anh em văn nghệ sĩ ở Huế đã cố gắng để buổi ra mắt được tương xứng với những gì thuộc về văn hóa nghệ thuật. Cho đến nay, Gác Trịnh đã có rất nhiều lượt khách, là những người bạn, những người hâm mộ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ghé thăm, thắp nến tưởng niệm, chụp ảnh kỷ niệm và trò chuyện với không gian đậm chất Trịnh để cảm giác “như hồn ai nhè nhẹ sầu lên”.
Bước đầu, Gác Trịnh đã phát hành ấn phẩm: “Căn nhà của những gã lang thang”, dày 170 trang, tập hợp những bài viết của nhiều tác giả tên tuổi để hầu mong giới thiệu về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và căn nhà ghi dấu ấn kỷ niệm thiêng liêng.
Tiếp theo, Gác Trịnh đã nhận được một số kỷ vật của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và những người bạn. Mỗi kỷ vật như một câu chuyện về một thế giới thần thoại và thể hiện tấm lòng của văn nghệ sĩ gần xa vì một mục đích lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật. Đó là sự đóng góp của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, họa sỹ Đinh Cường, Ts. Phạm Văn Đỉnh (Pháp), nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nhà thơ Tuệ Lam, nhà văn Hồng Hạnh (Pháp), họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận, nhà báo Trần Mai Linh, anh Nguyễn Đình Vụ, anh Trương Đình Toàn, họa sỹ Phan Chi, nghệ sỹ guitar Trần Văn Phú, ca sỹ Camille Huyền… Tuy nhiên, để duy trì điểm đến như mong muốn của mọi người, Gác Trịnh kêu gọi sự đóng góp của văn nghệ sĩ, các nhà hảo tâm cả về vật chất lẫn tinh thần.
Mọi hiện vật, đóng góp tài chính gửi về Gác Trịnh xin liên hệ:
- Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, điện thoại: 0905655369. Email: thanhngocsh@gmail.com, tài khoản: 0161000522186, Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank Thừa Thiên – Huế.
- Kỹ sư Lê Huỳnh Lâm, làm việc tại Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế, điện thoại: 0916040517, email: HuynhLamLe@gmail.com, tài khoản: 0161000060952, Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank Thừa Thiên – Huế.
Khi quý vị mua ấn phẩm “Căn nhà của những gã lang thang”, là đã góp phần để duy trì và phát triển Gác Trịnh. Quý vị ở xa mua sách, Gác Thịnh sẽ gửi sách đến tận địa chỉ qua bưu điện.
GÁC TRỊNH