Phát hiện thêm một cổ vật hoàng gia Chăm có niên đại trên 1.000 tuổi

02:07, 23/07/2013

(LĐ online) - Ông Nguyễn Đăng Thanh (86. Hoàng Diệu, phường 5, Đà Lạt) - một người chuyên sưu tầm cổ vật cho biết vừa  sưu tầm được một chiếc bình gốm men vàng lục mà theo ông suy đoán đây là đồ "ngự dụng" của hoàng gia Chăm có niên đại hơn 1.000 năm.

(LĐ online) - Ông Nguyễn Đăng Thanh (86. Hoàng Diệu, phường 5, Đà Lạt) - một người chuyên sưu tầm cổ vật cho biết vừa  sưu tầm được một chiếc bình gốm men vàng lục mà theo ông suy đoán đây là đồ “ngự dụng” của hoàng gia Chăm có niên đại hơn 1.000 năm.

 Bộ sưu tập gốm men lục của ông Thanh da dạng về hình dáng kích cỡ, phonng phú về chủng loại
Bộ sưu tập gốm men lục của ông Thanh da dạng về hình dáng kích cỡ, phong phú về chủng loại


Chiếc bình gốm cao 40cm, đường kính miệng bình 14cm, đường kính “bụng” (chỗ phình to nhất) 22cm, bề mặt được chạm khắc 5 tầng hoa văn. Tầng thứ nhất là hoa văn răng lược; tầng thứ 2, hoa văn thuỷ ba sóng gợn; tầng thứ 3, hoa văn xích đầu bò; tầng thứ 4, hoa văn ô trám hình thoi; tầng hoa văn thứ 5 là 4 phù điêu vũ nữ đầu người mình chim đang múa (với dải lụa bay). Xác định tuổi cho cổ vật của mình, ông Thanh nhận định: Căn cứ vào các hoạ tiết thì cổ vật được tạo tác vào thời vương quốc Champa sơ khai. Lúc này vua Chăm đã định đô, nghề thủ công mới trong giai đoạn định hình, chưa lên đến đỉnh cao, nghề gốm chưa đạt đến độ tinh xảo như trong thời Chăm hưng thịnh (sau thế kỷ 9-15), những nét vẽ mới đạt đến độ biểu trưng. Chiếc bình được ông dự đoán có niên đại khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 9. Đặc điểm nổi bật nhất là các hoạ tiết được vẽ màu men lục (xanh lá cây) trên nền men vàng, mà thời bấy giờ 2 màu vàng và xanh lục tượng trưng cho vương quyền, chỉ vua chúa, hoàng tộc mới được dùng. Trải qua cuộc chìm nổi, hơn 10 thế kỷ chiếc bình vẫn nguyên vẹn và giữ nguyên màu sắc.

Việc sưu tầm được chiếc bình gốm quý có nguồn gốc hoàng gia Chăm hơn 1.000 năm tuổi đã bổ sung vào bộ sưu tập gốm men lục gồm 14 cổ vật quý hiếm của ông Nguyễn Đăng Thanh. Có thể kể: bệ cắm đèn cầy với hoa văn tinh xảo khắc hình đầu rồng thế kỷ 18; đĩa có chữ “Vương” được tìm thấy ở vùng biển Cà Mau có nguồn gốc nhà Thanh (Trung Quốc) có niên đại từ thế kỷ 17; bộ 3 vò nhỏ đựng hương liệu; vò khắc hình hoa sen từ thời Lý;  bình rót rượu được tạo hình con vịt mẹ ấp con vịt con trong cánh có niên đại trên 1.000 năm cho thấy từ xa xưa người thợ thủ công đã như một nghệ sĩ, luôn hướng tới cái đẹp… Đa dạng về hình dáng, phong phú về chủng loại, 14 cổ vật trong bộ sưu tập men lục của ông Thanh có niên đại qua nhiều thời kỳ kéo dài từ cách đây hàng ngàn năm đến thế kỷ 19, mang nhiều nền văn hoá khác nhau đang chứa đựng những câu chuyện lịch sử thú vị đáng được khám phá.  

QUỲNH UYỂN