Trong những năm qua, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng đã không ngừng phát huy thế mạnh của loại hình ca - múa - nhạc, bám sát nhiệm vụ trọng tâm để dàn dựng mới các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương, phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa; tham gia hội diễn các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
Trong những năm qua, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng đã không ngừng phát huy thế mạnh của loại hình ca - múa - nhạc, bám sát nhiệm vụ trọng tâm để dàn dựng mới các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương, phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa; tham gia hội diễn các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Là đơn vị nghệ thuật luôn mạnh dạn thể nghiệm những tiết mục có tính đột phá về đề tài và hình thức để chương trình thêm phong phú, đa dạng. Sự tồn tại các hình thức thể hiện đã được các nghệ sỹ chắt lọc từ nghệ thuật truyền thống kết hợp với nghệ thuật đương đại tạo nên những tác phẩm độc đáo, mới lạ, có chất lượng. Tuy nhiên, dù hay, đặc sắc, độc đáo đến mấy thì các loại hình âm nhạc dân tộc cũng trong tình trạng chung là đang dần bị mai một bởi nhiều nguyên nhân.
Nền nghệ thuật dân tộc nói chung và âm nhạc dân tộc bản địa Lâm Đồng nói riêng đang gánh chịu sự tác động mạnh mẽ bởi cơ chế thị trường. Âm nhạc truyền thống bản địa đang dần mai một bản sắc, vắng bóng người nghe và xem. Nhiều giá trị dân gian đang ngày một phai mờ, dẫn đến việc bảo tồn và phát huy ca múa nhạc truyền thống bản địa gặp nhiều khó khăn, bất cập. Việc kế thừa, phát huy nền văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chư¬a đạt được kết quả nh-ư mong muốn. Các sinh hoạt lễ hội, văn nghệ dân gian nhiều lúc còn mang tính hình thức, việc biến nó thành những sinh hoạt bổ ích, lành mạnh có tính thường xuyên và tính xã hội còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong khâu tổ chức. Thiếu những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn cho các mục tiêu giữ gìn và phát huy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian vào đời sống xã hội. Việc xã hội hóa những chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn ch¬ưa thu hút được đông đảo công chúng quan tâm thực sự. Kinh phí đầu tư cho phát triển Đoàn còn nhiều hạn chế.
Từ những thực tế trên, đặt ra sự cần thiết phải có một Hội thảo để tìm giải pháp xây dựng và phát triển Đoàn Ca múa nhạc trong thời gian tới là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay, nhằm tìm ra giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, mang lại luồng gió mới cho âm nhạc bản địa Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua hội thảo, cần chú trọng vào việc bảo tồn, khai thác bản sắc văn hóa của dân tộc bản địa để làm mới các chương trình hoạt động nghệ thuật. Đồng thời, từng bước đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa nghệ thuật; xã hội hóa hoạt động âm nhạc chính là đưa âm nhạc có giá trị đến với công chúng, điều này bảo đảm cho tính định hướng của chương trình có chất lượng và giá trị thẩm mỹ cao, đúng luật. Xã hội hóa càng mạnh, tính định hướng càng phải được thể hiện rõ nét. Hội thảo cần tập trung giải quyết 3 vấn đề chính:
Thứ nhất: Cần bảo tồn nguyên vẹn Ca múa nhạc dân tộc bản địa. Nếu phát huy, cải biên nhiều sẽ làm sai lệch, phai nhạt văn hóa, nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Đồng thời, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Lâm Đồng cả về mặt thành tích cũng như những khó khăn, hạn chế làm cơ sở cho việc định hướng phát triển Đoàn trong thời gian tới.
Thứ hai: Vừa bảo tồn, vừa phát triển (cải biên) nhưng phải phù hợp bản sắc văn hóa bản địa, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thu hút tài năng nghệ thuật; tăng thêm nguồn lực… để phát triển Đoàn. Cần lưu giữ những tư liệu sống còn lại trong nhân dân, tổ chức truyền dạy trong cộng đồng dân cư; tuyên truyền, vận động sáng tác, giới thiệu tác giả, tác phẩm, gương nghệ nhân điển hình; tổ chức các cuộc giao lưu, hội thi, hội diễn... nhằm tìm tòi, quảng bá âm nhạc dân tộc đến với công chúng.
Thứ ba: Phải lấy “chất liệu” từ các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ của đồng bào các dân tộc bản địa để dàn dựng mới những tiết mục, vở diễn có chất lượng cao nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương, phục vụ công tác chuyên môn, phục vụ các khu - điểm du lịch để thu hút du khách; tham gia hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và giao lưu văn hóa đối ngoại.
THANH TRUYỀN