(LĐ online) - Nhiều nghi lễ đã diễn ra long trọng và thành kính với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành của tỉnh, của thành phố Đà Lạt, những người yêu quý nghề thêu, yêu tranh thêu nghệ thuật, các nghệ nhân của XQ Việt Nam.
Nghi lễ diễn ra long trọng, thành kính |
Nghề thêu có ở nước ta từ rất sớm, nhưng mãi đến thế kỷ 17 mới đạt đến độ tinh xảo, kỹ thuật điêu luyện với sự truyền dạy của Đức tổ nghề Lê Công Hành. Lê Công Hành (18/1/1606 - 12/6/1661), người làng Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội (Hà Tây cũ). Năm 1646, ông được bổ đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc), trong thời gian ở sứ ông đã học được cách làm lọng và thêu chỉ màu trên vải, khi về nước ông đem điều này truyền dạy cho dân làng và nhân dân quanh vùng. Nghề thêu dần lan truyền trong nhân dân và từ đó lan rộng ra các vùng miền trong cả nước.