Gà vốn là loài động vật khá gần gũi, gắn bó với đời sống con người. Tiếng gà gọi khung cảnh bình yên, đầm ấm
Gà vốn là loài động vật khá gần gũi, gắn bó với đời sống con người. Tiếng gà gọi khung cảnh bình yên, đầm ấm:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
Tiếng gà gáy còn như một loại đồng hồ báo thức đặc biệt báo trời đã sáng để bà con nông dân dậy đi làm đồng:
“Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu”
Nhìn trời, nghe tiếng gà, người ta có thể dự đoán được thời tiết: “chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”. Qua thực tế, các cụ còn đúc kết về kinh nghiệm chọn giống gà:
- Nuôi gà phải chọn giống gà
Gà di bé giống nhưng mà đẻ mau
Nhất to là giống gà nâu
Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều
- Gà nâu chân thấp mình to
Đẻ nhiều, trứng lớn, con vừa khéo nuôi
Chẳng những thế, cho dù cuộc sống quanh năm lam lũ, nghèo khó: “Thóc lúa về nhà, lợn gà ra chợ”, ông bà ta xưa vẫn biết thưởng thức những món ngon và tỏ ra rất “sành ăn”, sành điệu:
- Cau phơi tái
Gái đoan trang
Chim ra ràng
Gà mái ghẹ
- Cơm chín tới
Cải ngồng non
Gái một con
Gà nhảy ổ
- Con gà cục tác lá chanh
Các chị em đảm đương công việc nội trợ thiết nghĩ nên nhập tâm lời dạy của các cụ để phân biệt gà già, gà non:
Gà dài cựa thịt rắn
Gà cựa ngắn thịt mềm
Và cái tài của người giỏi việc bếp núc là cho dù mua phải gà già thì:
Gà già khéo ướp lại tơ
Nạ dòng trang điểm, gái tơ mất chồng
Ngoài con gà theo đúng nghĩa đen như để kể trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam còn có rất nhiều câu nói về gà nhưng lại để nói đến người hoặc hàm ý khuyên răn:
Gà khôn gà chẳng đá lang
Gái khôn gái chẳng bỏ làng, gái đi
Món tóc đuôi gà vắt vẻo của các cô thôn nữ từng được các chàng trai xếp lên hàng đầu trong top “10 thương”:
Một thương bỏ tóc đuôi gà
Trách những người không chung thủy, cô gái dỗi dằn:
Xuống thuyền dịp 7 dịp 3
Trách anh hàng trứng cho ra đôi lòng
Khuyên anh em trong nhà phải hòa thuận, các cụ nhắc nhở:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Những kẻ phản bội được xem là “cõng rắn cắn gà nhà”. Kẻ nào hống hách nhưng nhát gan thì chẳng khác nào “chó cậy gần nhà, nhà cậy gần chuồng”. Để ám chỉ thói che giấu của người đời, các cụ bảo “Đẻ một nơi, cục tác một nơi”. Còn “gà què ăn quẩn cối xay” là để nói cuộc sống quẩn quanh, bế tắc. Các cụ còn khuyên đừng đánh giá con người qua diện mạo bên ngoài:
Chớ thấy áo rách mà cười
Những giống gà nòi lông nó lưa thưa
Trong quan hệ ứng xử cũng phải khéo léo, đúng mực, vì nếu quá yêu chiều cũng sẽ dẫn đến:
Yêu chó, chó liếm mặt
Yêu gà, gà mổ mắt
Đặc biệt, trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, họ nhà gà cũng góp mặt khá đông đúc. Gà được dùng vật cheo cưới:
Em về thưa với mẹ cha
Bắt lợn đi cưới, bắt gà đi cheo
Nhưng có chàng trai hài hước đã nói quá lên rằng:
Cưới em có cánh con gà
Có dăm sợi bún, có vài hạt xôi
Oán hận sự cấm đoán hôn nhân, cô gái (chàng trai) than thở:
Nói về những cặp vợ chồng quá chênh lệch tuổi tác, người ta ví von:
Con gà rừng tốt mã khoe lông
Chẳng cho đi chọi nhốt lồng làm chi
Nói về những cặp vợ chồng quá chênh lệch tuổi tác, người ta ví von:
Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươi
Và đây là những lời trách của cô gái rơi vào cảnh ngộ chồng già - vợ trẻ:
Có duyên lấy được chồng già
Ăn xôi bỏ cháy, ăn gà bỏ xương
Những người hẩm hiu với thân phận làm lẽ, “chồng chung đâu dễ ai nhường cho ai” thì tiếng gà thật đáng ghét, vì cắt đứt niềm hy vọng của họ, khi mà:
Mong chồng chồng chẳng muốn cho
Đến khi chồng xuống, gà đã o o gáy dồn
Và rất nhiều cảnh ngộ trớ trêu khác nữa trong cuộc sống gia đình như “mẹ gà, con vịt”, “gà trống nuôi con”…
Vẫn biết rằng, “bút sa, gà chết”. Vui xuân năm Dậu, xin được mạo muội chắp nhặt mấy dòng về con gà, mong góp vui với mọi người khi Xuân về, Tết đến.
HOÀNG VIỆT