(LĐ online) - Sau 15 ngày diễn ra tại Đà Lạt, sáng 16/6, trại sáng tác mỹ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng do Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức đã bế mạc. 15 họa sĩ đến từ các đơn vị trong và ngoài quân đội ở các tỉnh phía Nam đã lao động sáng tạo một cách nghiêm túc cho ra đời 35 tác phẩm có giá trị cả về nghệ thuật và tư tưởng.
(LĐ online) - Sau 15 ngày diễn ra tại Đà Lạt, sáng 16/6, trại sáng tác mỹ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng do Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức đã bế mạc. 15 họa sĩ đến từ các đơn vị trong và ngoài quân đội ở các tỉnh phía Nam đã lao động sáng tạo một cách nghiêm túc cho ra đời 35 tác phẩm có giá trị cả về nghệ thuật và tư tưởng.
|
Vết chân tròn (Lưu Thành Quả) |
Mô hình tổ chức trại sáng tác mỹ thuật về đề tài LLVT và CTCM đã thực sự là nơi nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo, khơi nguồn ý tưởng nghệ thuật cho mảng đề tài vốn ngày càng thưa vắng trong nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Các thành viên tham dự trại sáng tác, có tác giả đã đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, có tác giả trẻ, có tác giả lần đầu tiên tham dự trại sáng tác của quân đội, mỗi thế hệ có quan niệm, có cách tiếp cận hiện thực cách mạng và có bút pháp nghệ thuật riêng. 35 tác phẩm là nghệ thuật của đường nét, màu sắc phản ánh sinh động cuộc sống chiến đấu của người chiến sĩ trong cả thời chiến và thời bình. Đa số các tác phẩm đã đi sâu vào các nội dung chính: tinh thần chiến đấu quả cảm, vĩ đại của dân tộc qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hình tượng anh bộ đội cụ Hồ; lịch sử quân sự Việt Nam và những trận đánh lớn trong lịch sử. Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu: Đường mòn Hồ Chí Minh, Qua rừng xăng lẻ (Nguyễn Thế Hữu), Kỷ vật đồi A1 – Điện Biên Phủ, Cổng trời Trường Sơn, Bản hùng ca Mậu Thân (Phan Oánh), Hồi ức của mẹ (Lê Huy Hạnh), Trận địa trên cầu, Vượt trọng điểm (Đinh Công Khải), Ngày về (Bùi Anh Hùng), Vượt sông Vu Gia, Về đồng bằng (Bùi Quang Đức), Giải phóng Phước Long (Ngô Đức Trung), Hòn Khoai (Lưu Thành Quả)...
Đặc biệt, các họa sĩ đã dành nhiều sáng tác về hình tượng người lính trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo, về Trường Sa – Hoàng Sa như: Củng cố đảo, Chiều trên chiến hạm (Nguyễn Phú Hậu), Trường Sa, Dưới tàu ngầm (Hồ Minh Quân), Đưa nước ngọt ra đảo Bình Ba (Đặng Thị Dương), Vết chân tròn (Lưu Thành Quả), Trận địa pháo Trường Sa (Ngô Đức Trung), Bình yên (Dương Sen)...
Là họa sĩ duy nhất của Lâm Đồng vinh dự được mời tham gia trại sáng tác mỹ thuật này, họa sĩ Vi Quốc Hiệp đã cho ra đời 2 tác phẩm Biên cương yêu dấu và Biển của ta với 2 gam màu chủ đạo là xanh thẫm và rực đỏ.
|
Bình yên (Dương Sen) |
|
Chiều trên chiến hạm (Nguyễn Phú Hậu) |
|
Đưa nước ngọt ra đảo Bình Ba (Đặng Thị Dương) |
|
Dưới tàu ngầm (Hồ Minh Quân) |
|
Trận địa pháo ở Trường Sa (Ngô Đức Trung) |
|
Trường Sa (Hồ Minh Quân) |
QUỲNH UYỂN