Các trò chơi của các em thường ngày thì trốn tìm luôn tạo ra những tình huống hồi hộp, thoắt ẩn thoắt hiện. Bài thơ "Chơi ú tim" của nhà thơ Phạm Hổ đã phát hiện ra tứ thơ độc đáo và ngộ nghĩnh từ câu ngạn ngữ "Giấu đầu, hở đuôi".
Rủ nhau chơi ú tim
Giờ đến phiên chó trốn
Mèo đảo mắt nhìn quanh
Chó nấp đâu giỏi gớm
Bỗng kìa chỗ khe tủ
Chó để lộ cái đuôi
Rón rén mèo đến nơi
Òa! Chộp ngay lưng bạn
Chó vẫn thú vị lắm
Cứ nhe răng ra cười
“Không, mình nấp giỏi thật
Lỗi chỉ tại cái đuôi”.
PHẠM HỔ
LỜI BÌNH:
Các trò chơi của các em thường ngày thì trốn tìm luôn tạo ra những tình huống hồi hộp, thoắt ẩn thoắt hiện. Bài thơ
“Chơi ú tim” của nhà thơ Phạm Hổ đã phát hiện ra tứ thơ độc đáo và ngộ nghĩnh từ câu ngạn ngữ
“Giấu đầu, hở đuôi”.
|
Ảnh minh họa: Internet |
Nhân vật của trò chơi này là chó và mèo. Thường, chó với mèo ít hợp nhau. Nhưng ở đây cả hai loài là người bạn thân mật chung nhà rủ nhau
“chơi ú tim”. Tất nhiên, mèo có lợi thế leo trèo giỏi hơn chó. Nhưng trớ trêu thay trong cuộc chơi này thì
“Giờ đến phiên chó trốn”. Tất nhiên, là chó trốn dưới đất nấp quanh tủ bàn đồ vật trong nhà. Chi tiết mắt mèo đảo mắt nhìn quanh thán phục:
“Chó nấp đâu giỏi gớm” đã tạo ra không khí cuốn hút ngay từ đầu. Trong không gian ngôi nhà ấm cúng ta bỗng hình dung ra còn có một nhân vật thứ ba đâu đó đứng ngoài cuộc làm trọng tài cho cuộc chơi mới phát hiện ra cái
“đảo mắt” của mèo thật sinh động và dí dỏm.
“Bỗng kìa chỗ khe tủ/ Chó để lộ cái đuôi”, và
“Rón rén mèo đến nơi/ Òa! Chộp ngay lưng bạn” với động tác nhanh gọn, bất ngờ và chính xác.
Nhà thơ Phạm Hổ đã khéo léo tạo ra câu thơ bốn chữ nhịp nhanh với những trạng thái
“Bỗng” rồi
“Òa” như sự hồi hộp nín thở vỡ ra. Cái hay của bài thơ là không khí nhân ái chan hòa giữa kẻ thắng và người thua. Ai cũng giỏi cả (hay tự khen mình giỏi) thật đáng yêu:
“Chó vẫn thú vị lắm/ Cứ nhe răng ra cười”. Ở đây ta thấy hiện lên hình ảnh chú chó thật tinh nghịch ngộ nghĩnh thường ngày với hiện tượng chó nhe răng chỉ có gầm gừ sủa chứ sao lại cười được. Đó chính là sự nhân hóa, lạ hóa tạo ra sự bình đẳng hòa đồng trong trường liên tưởng so sánh. Cái kết bất ngờ khi chó tự nhủ, tự tin:
“Không, mình nấp giỏi thật/ Lỗi chỉ tại cái đuôi” mới là kiểu nhận xét tư duy của con mắt trẻ thơ vừa khen mình lại tự trách mình mà không biết...
NGUYỄN NGỌC PHÚ