Cần có chính sách khai thác tài nguyên để bảo tồn nghệ thuật làm gốm truyền thống

08:12, 14/12/2018

Đó là đề xuất của các nhà khoa học trong Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm", do UBND tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức, nhằm tôn vinh và lưu giữ một trong những nét văn hóa truyền thống phong phú của cộng đồng người Chăm; đồng thời, xây dựng hồ sơ quốc gia "Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm" đề nghị UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. 

Đó là đề xuất của các nhà khoa học trong Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm”, do UBND tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức, nhằm tôn vinh và lưu giữ một trong những nét văn hóa truyền thống phong phú của cộng đồng người Chăm; đồng thời, xây dựng hồ sơ quốc gia “Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm” đề nghị UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. 
 
Nghệ thuật làm gốm Chăm của người Chu Ru (Lâm Đồng) chỉ còn 2 nghệ nhân ở thôn Krăng Gọ (xã Próh, huyện Đơn Dương)
Nghệ thuật làm gốm Chăm của người Chu Ru (Lâm Đồng) chỉ còn 2 nghệ nhân ở thôn Krăng Gọ
(xã Próh, huyện Đơn Dương)

Gốm Chăm, tiêu biểu là làng nghề gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận được chế tác hoàn toàn thủ công, không bàn xoay, được nung lộ thiên, không lẫn với các sản phẩm gốm khác. Hiện nay, gốm Chăm chỉ còn 3 làng nghề là Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận), Bình Đức (tỉnh Bình Thuận) và Krăng Gọ (tỉnh Lâm Đồng); dù trước đó đã phát triển rực rỡ, nổi tiếng trong lịch sử từ cách đây 3000 năm, là dòng gốm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), hay gốm Gò Sành (Bình Định)…
 
Mặc dù gốm Chăm còn 3 làng nghề, nhưng theo thống kê chỉ có chưa đến 10 nghệ nhân còn làm gốm truyền thống. Riêng làng nghề gốm Krăng Gọ ở Lâm Đồng chỉ còn 2 nghệ nhân và đã lớn tuổi. Do chính sách về đất đai và quản lý tài nguyên, các nghệ nhân làm gốm nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng đang rất khó khăn trong việc khai thác nguyên liệu (đất làm gốm và củi để nung), đặc biệt khó khăn nữa là thị trường tiêu thụ.
 
NHẬT QUÂN