Những đóa hồng" (NXB Văn học 2018) - tuyển tập chọn đăng tác phẩm của 27 văn nghệ sĩ thuộc Chi hội Văn học Nghệ thuật huyện Lâm Hà (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Ðồng) với trên 130 tác phẩm tiêu biểu cho các loại hình nghệ thuật: Thơ, Nhạc, Nhiếp ảnh, Ðiêu khắc. Như lời tựa của Ban Biên tập, mỗi tác phẩm "là một giây phút thăng hoa đầy trách nhiệm" với từng bản thể cũng như đối với xã hội...
Những đóa hồng” (NXB Văn học 2018) - tuyển tập chọn đăng tác phẩm của 27 văn nghệ sĩ thuộc Chi hội Văn học Nghệ thuật huyện Lâm Hà (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Ðồng) với trên 130 tác phẩm tiêu biểu cho các loại hình nghệ thuật: Thơ, Nhạc, Nhiếp ảnh, Ðiêu khắc. Như lời tựa của Ban Biên tập, mỗi tác phẩm “là một giây phút thăng hoa đầy trách nhiệm” với từng bản thể cũng như đối với xã hội...
Với “Những đóa hồng”, không chỉ tác phẩm mà chính các tác giả đã là những “bông hồng” đang khoe sắc, tỏa hương. Mỗi người một vẻ tạo nên bức tranh văn học nghệ thuật Lâm Hà đa thanh, đa diện hòa quyện tựa miền đất mến yêu vốn có đời sống tinh thần phong phú này. Gấp lại tuyển tập, tâm tưởng độc giả dâng trào dạt dào lớp lớp sóng cung bậc tình cảm - cung bậc cuộc đời dồn nén trong tác phẩm. Đọc thơ của 19 tác giả, độc giả gặp lại những giọng thơ thân thuộc, đã định danh gắn bó với một thời vượt khó, vững niềm tin mở đất Nam Ban, Tân Văn, Tân Hà...: Nguyễn Gia Tình, Kiều Công Luận, Nguyễn Đăng Chấn, Phú Đại Tiềm, Dương Thành Thái, Hà Đức Ái, Phạm Mua... Ở họ không thưa vắng nét trữ tình như “Tôi về” của Phương Liên:
“Tôi về vớt ánh trăng rằm/ Vỡ òa.../ Kỷ niệm ruột tằm quặn đau/ Lời xưa “chưa dập bã trầu”/ Em quên... để áo qua cầu gió bay”. Không cầu kỳ câu chữ mà cứ mộc mạc, đằm thắm như “Người đàn bà chín” của Thủy Tiên:
“Đàn bà chín/ Yêu cách riêng dìu dịu/ Sợ gập ghềnh/ Va vỡ mảng thuyền thương/... Đàn bà chín/ Lùi sau chồng/ Sau con cài hoa thắm/ Trải thênh thang/ Nâng bước chân đời”... hay “cháy” hết mình:
“Em về/ Vớt vạt heo may/ Chao nghiêng ru khẽ/ Những ngày - còn yêu” (Còn yêu)...
Bên cạnh những vỉa tầng thơ dung dị song không thiếu phần lạc quan, trữ tình ấy, tuyển tập đã phát lộ và khắc họa rõ nét hơn chân dung những cây bút phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống vui - buồn quanh mình và vượt lên đời thường ở tầm khái quát, suy lý. Đó là Vũ Hải Đường với:
“Cố gắng làm mới mình/ Nỗi buồn vẫn nguyên cũ rích/ Xức nước hoa lên mái tóc/ Cuộc đời cũng đâu có thơm hơn” (Cắt tóc). Hay:
“Cứ mải tránh những hòn đá to/ Ta trượt chân vì những viên sỏi nhỏ/ Coi thường vết xước ngoài da/ Bị nhiễm trùng thành ra lâu khỏi” (Kẻ dại). Đó là Lê Văn Hiếu trăn trở với những mảng thường nhật đan xen sáng - tối qua tác phẩm “Làm nhà & tưởng tượng”, cùng “Mạch nguồn” khiến ta nhiều suy ngẫm:
“Cái Giếng trong vườn nhà anh/ Đêm đêm về lại khóc/ Ngày thở những tanh rêu/ Đêm thở những mùi buồn/ Liệu còn những mạch nguồn nào/ Trong vắt với chúng ta không?”... Thơ là tiếng lòng của mỗi tác giả song đó là tiếng lòng nhân ái giàu sức gợi cảm và lan tỏa thức tỉnh nhân tâm. “Thơ và gã ăn mày” của Hoài Bảo minh chứng sinh động:
“Gã ăn mày trong bài thơ tôi viết dở/ Sáng nay bước ra/ Chào tôi và buông lời xin bố thí/ Lời hắn hay hơn thơ”. Trong bài “Năm mươi ngàn mua ký ức tuổi thơ”, với hình ảnh và hình tượng ấn tượng, đầy biểu cảm về trái tim nghệ sĩ đa cảm:
“Năm mươi ngàn/ Tôi mua những vết xước trên đôi bàn tay mẹ/ Vội vã móc từng con cua/ Trốn rét trong hang/ Sau buổi làm đồng”... khiến người đọc không tránh khỏi bâng khuâng, tự vấn mình!
Cũng cần phác thảo thêm một vài phong cách thơ thể hiện độc đáo qua ngôn từ, hình tượng như Mila Bùi với “Trăng hát”:
“Ly cà phê yêu/ Nhỏ giọt/ Lấp lánh bầu trời” và Lê Văn Hiếu với “Giải mã về chiếc túi áo trên ngực”:
“Tại sao tôi hay cười một mình/ Tại sao tôi nói chuyện một mình/ Chiếc túi cứ phập phồng, phập phồng/ Nhiều lúc căng ra/ Tưởng chừng đứt chỉ”...
Theo dòng chảy hơn 30 năm, Lâm Hà ngày thêm nhiều niềm vui với đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần phong phú - đây chính là chất “men” giúp văn nghệ sĩ thăng hoa trong sáng tạo - còn được minh họa sinh động bởi: Chùm ảnh của Nguyễn Ngọc Thanh giới thiệu danh thắng quê hương. Những tác phẩm điêu khắc gỗ của các họa sĩ Nguyễn Văn Tám, Lê Trọng Nghĩa đã nắm bắt và tạc nên cái thần, cái cốt cách hào hoa, tinh tế riêng biệt của miền đất lành hội tụ bốn phương, cùng bản sắc văn hóa đậm đà sử thi Nam Tây Nguyên huyền thoại. Cuộc sống chắp cánh cho những vũ điệu của biên đạo múa Minh Trang tung tẩy, đồng thời cũng khiến các nhạc sĩ Nguyễn Tấn Hùng, Minh Huệ, Nguyễn Văn Thái rung ngân thanh âm tơ lòng để ra đời những ca khúc hào hùng, thiết tha như: Tổ quốc ơi! Người đẹp đến vô cùng, Gửi nhớ Trường Sa. Trữ tình, sâu lắng, phơi phới vui tươi như: Tình cờ, Trăng can, Tình Xuân, Về Lâm Hà nghe câu hát dân ca, Hạt nắng - Em đi đâu, Chiều buôn Sê-nhắc...
Sáng tạo văn học nghệ thuật là hành trình dấn thân không mệt mỏi trên con đường gập ghềnh gian khó song cũng phía trước tin yêu, hy vọng luôn vẫy gọi và thôi thúc văn nghệ sĩ chắt chiu dâng mật ngọt cho đời. Tôi xin mượn xúc cảm của nhà thơ Dương Thành Thái thay lời kết chúc mừng tuyển tập “Những đóa hồng” ra mắt bạn đọc:
“Người đời rũ bỏ tôi/ Sau mỗi cuộc hành trình/ Đầy khinh miệt/ Tôi là đất muốn về nơi thuở nguyên sinh/ Ít nhất cũng giúp cho cây/ Tạo màu xanh/ Đơm hoa, kết trái” (Tâm sự của hạt bụi)…! Tự hào thay khi ta được làm “hạt bụi” bồi đắp thế gian này!
Có những thứ không muốn bỏ đi
Có những bộ đồ đã rất lâu
vẫn còn thấy đẹp
dù không thể mãi mặc
nhưng không lỡ bỏ đi.
Có người ta rất yêu
nhưng không thể đến cuối đường hạnh phúc
biết là không nên nhớ
cũng không lỡ bỏ đi.
Có những bài thơ viết cho em từ thời áo trắng
giờ gặp nhau giữa đời nheo nhóc con thơ
ký ức ngượng ngùng đỏ mặt
lẽ ra mình không nên đọc
nhưng không lỡ bỏ đi.
Nhiều khi xếp chật cuộc đời
những thứ chẳng bao giờ dùng đến
nhưng cũng không nỡ bỏ đi.
|
ÐAN THANH