Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đạ Huoai cho biết, qua khảo sát, hiện nay số lượng chiêng trên địa bàn huyện còn tương đối lớn, song phần lớn là chiêng lẻ, không đồng bộ, đồng âm với nhau.
|
Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đạ Huoai cho biết, qua khảo sát, hiện nay số lượng chiêng trên địa bàn huyện còn tương đối lớn, song phần lớn là chiêng lẻ, không đồng bộ, đồng âm với nhau |
Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đạ Huoai cho biết, qua khảo sát, hiện nay số lượng chiêng trên địa bàn huyện còn tương đối lớn, song phần lớn là chiêng lẻ, không đồng bộ, đồng âm với nhau. Nguyên nhân là do quá trình chia của, chôn chiêng theo người chết, tình trạng mua bán chiêng và quá trình bảo quản, sử dụng bị hư hỏng nên các bộ chiêng còn nguyên vẹn có thể sử dụng trong các dịp lễ hội không còn nhiều.
Qua thống kê, đến hiện tại, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện hiện vẫn lưu giữ được 6 bộ chiêng nguyên vẹn, có chất lượng tốt được bà con Châu Mạ, K’Ho ở địa phương xem như “vật báu”. Các bộ chiêng này được bà con giữ gìn hết sức cẩn thận và được sử dụng biểu diễn trong các dịp lễ hội, hội diễn. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, để bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hóa cồng chiêng; các địa phương và cơ quan chuyên môn như xã Đoàn Kết, xã Phước Lộc, thị trấn Đạ M’ri và Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện đã trang bị thêm 5 bộ chiêng mới. Cùng với đó, hiện nay toàn huyện Đạ Huoai đang có khoảng 200 nghệ nhân cồng chiêng nam, nữ có tuổi đời từ 14 đến 70 tuổi đều có khả năng tấu chiêng và chỉnh chiêng. Trong đó, đáng chú ý nhất là các thành viên trong Đội cồng chiêng xã Đạ M’ri có độ tuổi trẻ nhất (từ 14 đến 28 tuổi).
KHÁNH PHÚC