Đà Lạt: Lần đầu triển lãm loại nghệ thuật sắp đặt đương đại

09:02, 09/02/2019

(LĐ online) - Moiland chapter 1 là tên gọi của triễn lãm nghệ thuật đương đại vừa được khai mạc đêm ngày 8/2/2019 (mồng 4 Tết), tại  không gian cà phê và nghệ thuật của The Married Beans, 44 Hùng Vương, TP Đà Lạt. 

(LĐ online) - Moiland chapter 1 là tên gọi của triễn lãm nghệ thuật đương đại vừa được khai mạc đêm ngày 8/2/2019 (mồng 4 Tết), tại  không gian cà phê và nghệ thuật của The Married Beans, 44 Hùng Vương, TP Đà Lạt. 
 
Các Các bức tranh của nghệ sỹ Hoàng Anh được nhiều người xem và suy ngẫm về ý nghĩa của nó
Các Các bức tranh của nghệ sỹ Hoàng Anh được nhiều người xem và suy ngẫm về ý nghĩa của nó
Moiland được tạo thành từ nhóm nghệ sĩ dựa trên các quan sát của biến dịch văn hoá nghệ thuật tại Đà Lạt.
 
Cuộc triển lãm "Moiland chapter 1" được tổ chức với các tác phẩm của 3 nghệ sĩ Dae-Hong Kim, Hoàng Anh và Lê Phi Long.
 
Dae – Hong Kim là nghệ sĩ người Hàn Quốc, trong vai trò một người di chuyển và quan sát thế giới, các tác phẩm của anh đề cập trực tiếp đến nỗi cô đơn nối tiếp tới tận cùng và cũng tràn đầy hy vọng. Các thực hành nghệ thuật của Dae-Hong Kim xoay quanh kỹ thuật robot và tranh kỹ thuật số làm từ các loại rác thải do con người vứt bỏ. Lần triển lãm này anh dùng thêm kỹ thuật trình chiếu video để lý giải chủ đề mà anh đang theo đuổi với thông điệp rằng, bất cứ vật gì tồn tại trên trái đất này, kể cả những thứ con người đã vứt bỏ đi như là các loại rác thải cũng đều có cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc riêng của nó và con người không nên thờ ơ với chúng.  
 
Hòang Anh là một nghệ sĩ sinh sống và làm việc tại Đà Lạt. Anh theo đuổi câu chuyện về “Sự kết nối” cho các tác phẩm nghệ thuật từ năm 2004. Anh dùng kỹ thuật sắp đặt những ống nước nhựa được sưu tập từ nhiều nơi trên thế giới và các bức tranh sơn để mô tả suy nghĩ về mối quan hệ gia đình và tổng hòa các mối quan hệ trong đời sống đương đại từ địa phương ra quốc tế. 
 
Còn Lê Phi Long là một nghệ sĩ làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại anh đang tìm hiểu các tài liệu về Đông Dương, anh khởi động dự án của mình tại Đà Lạt từ năm 2016. Triển lãm này anh trưng bày một thí nghiệm mới nằm giữa hai tác phẩm “ Neo Nghiêng Nghiêng” và “Hic Domus Est Dei”. Hai tác phẩm bày nằm trong chuỗi nghiên cứu cách thức cấu thành của Đà Lạt trong những năm đầu của thế kỷ.
Tác phẩm đa phương tiện (cây cối, hoa lá, mảnh gỗ cũ… ) của Long cũng gián tiếp truy cứu vấn đề truyền nối thế hệ liên quan đến các hiển thị trên phong cảnh của địa phương này.
 
Ba nghệ sĩ đã tập hợp thành một chương trình triển lãm với các tiêu đề tương đối khác nhau. Đây cũng là một thử thách mới của nhóm nghệ sĩ và nhà tổ chức trong việc kiểm tra cách thức vận hành và triển lãm các tác phẩm nghệ thuật đương đại tương tác với địa phương tại Đà Lạt.
 
Lần đầu tiên loại hình nghệ thuật này được giới thiệu tới công chúng Đà Lạt, cònkhas lạ lẫm nhưng buổi khai mạc đã đón nhận sự quan tâm của giới văn nghệ sỹ và nhiều người dân địa phương, du khách vào dịp Xuân mới.
 
Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 3/3/2019.
 
Tác phẩm sắp đặt đa phương tiện “Hic Domus Est Dei” của Nghệ sỹ Lê Phi Long
Tác phẩm sắp đặt đa phương tiện “Hic Domus Est Dei” của Nghệ sỹ Lê Phi Long

 

Người xem quan sát tác phẩm robot được sắp đặt trên một thùng đựng rác của Dea Hong Kim
Người xem quan sát tác phẩm robot được sắp đặt trên một thùng đựng rác của Dea Hong Kim
 
Nguyên Thi - Diễm Thương