(LĐ online) - Sáng 7/12, Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng đã tổ chức bế mạc trại sáng tác văn học Đà Lạt với sự tham dự của 15 nhà văn, nhà thơ đến từ Lâm Hà, Đức Trọng và Đà Lạt.
(LĐ online) - Sáng 7/12, Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng đã tổ chức bế mạc trại sáng tác văn học Đà Lạt với sự tham dự của 15 nhà văn, nhà thơ đến từ Lâm Hà, Đức Trọng và Đà Lạt.
|
Toàn cảnh bế mạc |
Trại sáng tác như một chuyến thâm nhập thực tế tạo nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ nhằm sáng tác nên những tác phẩm văn học có chất lượng, đưa vẻ đẹp của mảnh đất, con người Đà Lạt – Lâm Đồng đến với bạn đọc trong và ngoài nước.
Sau 10 ngày diễn ra, các tác giả đã cho ra đời 65 tác phẩm gồm 6 truyện, ký và 59 bài thơ.
Đánh giá cao kết quả đạt được, NSNA Hà Hữu Nết – Phó Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng đã nhận định: “Bằng tinh thần lao động sáng tạo nghiêm túc, chỉ trong thời gian ngắn, các nhà văn, nhà thơ đã gặt hái bình quân 4 – 5 tác phẩm/tác giả; đó là thành công ngoài mong đợi của trại viết”.
Tại lễ bế mạc, các tác giả đã trình bày những vần thơ vừa sáng tác bằng xúc cảm thăng hoa; có thể kể: Bidoup, Lụa trắng (Phạm Vĩnh), Đừng (Nguyễn Mộng Sinh), Mình ơi (Trần Ngọc Trác), Mây trắng ngàn thông (Nông Quy Quy), Chiều trên cao nguyên (Lê Mưu), Đà Lạt một chiều mưa (Đình Thăng), Trăm năm phố vẫn còn thương (Hồng Chinh), Quen và lạ (Trương Thị Tươi), Đà Lạt mùa đông (Mai Thành), Dáng thông (Vũ Dậu) Chân dung hoa, Bếp quê (Nguyễn Tấn On), Nơi màu xanh yên ả (Thanh Toàn), Ngọn lửa nhiệt huyết về nghề (Ma Nhung)…
Phát biểu tổng kết, nhà thơ Phạm Vĩnh – Trưởng trại, Chi hội trưởng Chi hội Văn học đã đề cập đến vấn đề đổi mới thi ca. Các nhà văn, nhà thơ cần đổi mới về nội dung, hình thức thể hiện tác phẩm để sáng tạo những tứ thơ mới gắn với thực tiễn cuộc sống, bằng bút pháp mới, không lặp lại, tránh theo lối mòn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng tác phẩm.
QUỲNH UYỂN