Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2023

HỒNG THẮM 12:23, 26/12/2023

(LĐ online) - Ngày 26/12, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2024.

Đồng chí Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh
Đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và các Thứ trưởng chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Lâm Đồng, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành tham dự hội nghị.

Năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, tạo động lực cho các năm tiếp theo để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra. Dưới sự Lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; với quyết tâm của cán bộ, công chức, người lao động toàn ngành và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; kịp thời xử lý, phản ứng chính sách; vừa thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, vừa chú trong xử lý những tồn đọng, những vấn đề mới phát sinh.

Các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành tham dự hội nghị
Các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành tham dự hội nghị

Cùng với sự phục hồi và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi, lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập của người lao động đều tăng so với năm 2022. Kết nối cung - cầu lao động được tăng cường và lần đầu tiên triển khai thí điểm sàn giao dịch làm việc trực tuyến toàn quốc, qua đó hỗ trợ kịp thời cho người lao động tìm kiếm việc làm.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động đã mang lại những kết quả tích cực, giúp các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm cơ bản duy trì được lực lượng lao động ổn định; tình trạng hàng trăm nghìn lao động bị buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp diễn ra từ quý IV/2022 đã giảm nhiệt trong các tháng cuối năm 2023. Ước thực hiện năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 27-27,5%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 2,76%, đạt mục tiêu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phục hồi tích cực, cao hơn thời điểm trước đại dịch COVID-19. Số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ước đạt khoảng 155.000 người, đạt 129% so với kế hoạch năm, tăng 8,55% so với năm 2022, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Ước thực hiện cả năm, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH khoảng 39,25%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHTN khoảng trên 31,58%, đạt và vượt các mục

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lâm Đồng
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lâm Đồng

Bộ đã tham mưu ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/05/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; hướng dẫn rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở GDNN công lập theo quy hoạch; xây dựng Đề án phát triển các trung tâm quốc gia, trung tâm vùng về đào tạo, thực hành chất lượng cao.

Hoạt động hợp tác quốc tế không ngừng được đẩy mạnh với các đối tác truyền thống và mở rộng ra nhiều đối tác tiềm năng mới, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác về giáo dục nghề nghiệp gắn với phát triển thị trường lao động.

Các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ, đời sống của hộ nghèo từng bước được cải thiện, nâng cao, an sinh xã hội luôn được đảm bảo. Ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, (giảm 1,1% so với cuối năm 2022); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt mục tiêu.

Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh; xây dựng môi trường sống an toàn để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, đảo đảm duy trì các dịch vụ trợ giúp xã hội và kịp thời phát hiện, giải quyết, thông tin về các vấn đề, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em và liên quan đến quyền trẻ em.

Cùng với đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước từng bước được nâng cao, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh; công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông về các lĩnh vực của ngành; hát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống đơn vị sự nghiệp thuộc ngành.

Trong năm 2024, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội, nhằm góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, toàn ngành cần tập trung, quyết liệt với quyết tâm cao, linh hoạt, khoa học và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành, quyết liệt trong hành động theo phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, phát triển”.

Trong đó, tập trung vào các mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đổi mới toàn diện, thực hiện quyết liệt các khâu đột phá phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội đối với người có công, quan tâm đời sống người nghèo, người gặp khó khăn, thu nhập thấp, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em.

Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Kiện toàn tổ chức, bộ máy đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.