Hội thảo khoa học quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045

NGUYỄN NGHĨA 16:55, 30/01/2024

(LĐ online) - Ngày 30/1, UBND tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học về Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.

Hội thảo do các đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng và Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam chủ trì.

Chủ trì hội nghị.
Chủ trì hội nghị

Hội thảo đã thu hút sự tham dự của đại diện các bộ, ngành Trung ương, các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh và lãnh đạo các địa phương lân cận trong vùng quy hoạch Đà Lạt đến năm 2045. Ngoài ra, còn có sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của các kiến trúc sư, nhà quy hoạch và các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị, kiến thiết không gian đến từ Mỹ, Pháp và khắp cả nước.

Phó CHủ tịch UBND tỉnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Các ý kiến và đề xuất của chuyên gia tại hội thảo sẽ được tỉnh xem xét để tổ chức công tác quy hoạch sắp tới, là cơ sở khoa học trong việc lựa chọn hướng phát triển đô thị cho thành phố Đà Lạt trong tương lai tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của thành phố
Giám
Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng cho biết, định hướng quy hoạch chung TP Đà Lạt đến năm 2045 về phạm vi, quy mô quy hoạch không thay đổi phạm vi ranh giới so với đồ án Quy hoạch chung 704

Đà Lạt đã từ lâu được định hướng là thành phố thư nhàn với cấu trúc hài hoà với thiên nhiên và núi Lang Biang. Qua các bản thiết kế của các Kiến trúc sư Mondet (năm 1940) và Jacques Lagisquet (năm 1943), Đà Lạt đã trở thành một thành phố với không gian đô thị nghỉ dưỡng, kết hợp với chức năng giáo dục. Đà Lạt còn được biết đến với khoảng 1.300 ngôi biệt thự kiến trúc châu Âu và một bầu không khí, cảnh quan thiên nhiên đặc trưng.

Các đại biểu dự hội nghị.
Các kiến trúc sư, chuyên gia dự hội thảo

Từ sau ngày thống nhất đất nước vào năm 1975, Đà Lạt trở thành thành phố - tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng mới. Ranh giới của Đà Lạt đã được mở rộng ra các khu vực ven thành phố. Từ năm 1994, Đà Lạt đã trải qua ba lần được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo
Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu bộ, ngành Trung ương dự hội thảo

Gần đây nhất, vào ngày 17/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 257/QĐ-TTg về việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045. Quyết định này nhằm đáp ứng quy định hiện hành và sự phát triển của thời cuộc trên từng lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời bảo tồn những nét và không gian kiến trúc, văn hóa lịch sử của Đà Lạt.

Quang caenh hội nghị
Hội thảo tiếp nhận nhiều ý kiến tham luận và thảo luận, phản biện của các chuyên gia

Tại hội nghị, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã nhấn mạnh, tỉnh Lâm Đồng rất trân trọngviệc lắng nghe ý kiến chuyên gia và cộng đồng xã hội, nhằm giúp lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan chức năng nắm bắt chiến lược trong từng lĩnh vực và tìm kiếm ý tưởng hiến kế phù hợp. Đồng chí cũng cho biết kết quả của hội thảo sẽ được sử dụng để đánh giá và điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.

Các chuyên gia và nhà quy hoạch đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình trong quy hoạch và phát triển đô thị, tập trung vào các vấn đề như bảo tồn và phát triển bền vững, bảo vệ không gian xanh bền vững, vấn đề quy hoạch đất đai, đô thị, quy hoạch hệ thống hạ tầng, và phát triển kinh tế - xã hội, hàn gắn thiên nhiên để giảm thiểu rủi ro và thích ứng biến đổi khí hậu... 

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn trình bày tham luận
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn trình bày tham luận

Đồng thời, các chuyên gia cũng đã thảo luận về việc tạo ra môi trường sống tốt hơn cho cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của Đà Lạt trong tương lai.

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phát biểu

Sau hội thảo, các ý kiến và đề xuất của chuyên gia sẽ được xem xét để tổ chức công tác quy hoạch sắp tới, là cơ sở khoa học trong việc lựa chọn hướng phát triển đô thị cho thành phố Đà Lạt trong tương lai tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của thành phố theo hướng phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, bảo tồn các di sản kiến trúc và cảnh quan đặc thù, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đô thị du lịch trong vùng... nghiên cứu và định hướng phát triển không gian thành phố Đà Lạt tương lai đi đúng hướng và có cơ sở khoa học, đảm bảo cho chiến lược phát triển bền vững.