(LĐ online) - Ngày 18/1, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng vừa có yêu cầu UBND các huyện, thành phố chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại và tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Lâm Đồng tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai |
Theo sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá, qua công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng trong thời gian công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường họp vi phạm, dẫn đến nhiều trường họp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sử dụng sai mục đích, tự ý chuyến đồi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nhất là tình trạng vi phạm xây dựng nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp, san gạt, cải tạo mặt bằng, hạ cốt nền đất sản xuất nông nghiệp, san lấp đất trồng lúa...; công tác kiểm tra phát hiện, xử lý những vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai chưa kịp thời; việc quản lý, sử dụng đất công chưa được thống kê quản lý kịp thời để người dân tự ý lấn chiếm diễn ra phổ biến tại một số xã, phường, thị trấn.
Để chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại nêu trên và tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các huyện, TP Đà Lạt, Bảo Lộc; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố nghiêm túc tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn, đảm bảo xử lý nghiêm ngay từ cơ sở các vi phạm về sử dụng đất đai theo thẩm quyền, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, triệt để vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai; trong đó chú trọng các trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp và cải tạo mặt bằng, hạ cốt nền đất sản xuất nông nghiệp, khai thác sử dụng đất để san lấp các công trình; san lấp đất trồng lúa... là vi phạm pháp luật của Nhà nước về đất đai; tăng cường kiểm tra, giám sát, nắm bắt địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng cố tình không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm thì thực hiện cưỡng chế theo thẩm quyền.
Phân công cán bộ, công chức theo dõi địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ để xảy ra vi phạm về đất đai, xây dựng, môi trường, tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn mà không xử lý theo quy định.
Thực hiện quản lý quỹ đất công, thửa đất nhỏ hẹp trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo đúng các quy định hiện hành. Quỹ đất công, thửa đất nhỏ hẹp thuộc địa bàn quản lý phải được xác lập hồ sơ địa chính, tổ chức lấy phiếu ý kiến khu dân cư về nguồn gốc đất đai theo quy định; mở sổ sách cập nhật quản lý chi tiết đến tùng thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng và công khai niêm yết theo quy định; đề xuất phương án quản lý, xử lý và đăng ký đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy của UBND tỉnh.
Khi phát hiện các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai thì kịp thời lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai để ban hành quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc tham mưu tờ trình gửi UBND các huyện, thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu vượt mức phạt thẩm quyền...
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin