Thực hiện tinh thần chung về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số toàn diện, Đảng bộ - chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội trong huyện Đạ Tẻh đã nhanh chóng vào cuộc. Qua đó, tạo chuyển biến trong thực thi nhiệm vụ, tạo sức lan toả mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng xã hội số, kinh tế số trên địa bàn huyện.
Huyện Đạ Tẻh là một trong những địa phương đi đầu về chuyển đổi số, trong đó có vai trò quan trọng của MTTQ và các đoàn thể |
Mô hình chuyển đổi số trong cơ quan Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện Đạ Tẻh lần đầu tiên được triển khai, thực hiện trên địa bàn đã kịp thời khắc phục được những hạn chế trong công tác chuyển đổi số của huyện; tỷ lệ văn bản phát hành trên môi trường mạng internet được triển khai đảm bảo 100% để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, khai thác sử dụng. Qua kết quả triển khai mô hình, cách làm mới này đã phát huy hiệu quả công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện, góp phần xây dựng xã hội số, kinh tế số trên địa bàn huyện. Ông Tống Giang Nam - Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh chia sẻ: Phát triển hệ thống số, xã hội số, với sự quyết tâm chính trị cao nhất, địa phương huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể đến các ngành dọc như ngân hàng, viễn thông suốt nhiều tháng qua. Chỉ tiêu số đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; kể cả chỉ tiêu không dùng tiền mặt cũng đã đạt. Trong đó, sự vào cuộc của người dân rất quan trọng, làm nên dấu ấn cho chuyển đổi số. Tuy là huyện vùng xa của tỉnh, vùng nông thôn nông nghiệp là chủ yếu, nhưng Huyện ủy - UBND huyện xác định nếu thực hiện sớm ngày nào thì người dân được thụ hưởng ngày đó... Huyện Đạ Tẻh cũng đã nghiên cứu, đề ra 2 giải pháp trong chuyển đổi số, đó là hàng tháng bố trí thêm kỳ tiếp công dân, triển khai chiến dịch 90 ngày đêm giải quyết thủ tục hành chính về đất đai... huy động tổng lực các phòng chuyên môn, thanh tra, công an... Đến nay, cơ bản giải quyết các hồ sơ tồn đọng về đất đai, khắc phục những bất cập trong triển khai các dự án khi phải điều chỉnh biến động đất, đơn thư khiếu kiện giảm hẳn.
Nhằm tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 66-KH/HU, ngày 3/3/2023 về chuyển đổi số trong cơ quan Đảng, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện giai đoạn 2023-2025. Theo đó, 100% các ban, ngành, đoàn thể huyện và Đảng ủy các xã, thị trấn đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện và nghiêm túc quán triệt, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức và Nhân dân về công tác chuyển đổi số. Đảng ủy các xã, thị trấn chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể xã, chi bộ thôn, tổ dân phố phối hợp tuyên truyền vận động, hướng dẫn Nhân dân cài đặt tài khoản dịch vụ công, nồp hồ sơ trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, cài đặt ứng dụng Đạ Tẻh trực tuyến, cài đặt và sử dụng VneID,... Năm 2022, việc chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện được triển khai, thực hiện và mang lại một số kết quả như: Các trưởng, phó các Ban Huyện ủy được cấp và sử dụng chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ trong trao đổi, xử lý văn bản điện tử; Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, Đảng ủy các xã, thị trấn đã phát hành văn bản (trừ văn bản mật) qua môi trường internet (hệ thống IDoc, Ioffice, mail công vụ) nhưng chưa được thường xuyên; 100% các Ban Huyện ủy, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội huyện, Đảng ủy các xã, thị trấn kết nối mạng internet đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị. Về quản lý và khai thác các phần mềm nội bộ, huyện nhanh chóng tiếp nhận phần mềm, cài đặt, hướng dẫn đưa vào sử dụng các phần mềm ứng dụng do Tỉnh ủy xây dựng, chuyển giao cho các Ban Đảng, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, Đảng ủy các xã, thị trấn như: Phần mềm gửi, nhận và xử lý văn bản trên internet (IDOC); hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy; phần mềm quản lý Văn kiện Đảng và sao in Văn kiện Đảng; triển khai hệ thống phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp huyện (phần mềm OMS). Mặt khác, về phát triển hạ tầng kỹ thuật, huyện đã đầu tư bổ sung, nâng cấp, thay thế máy tính, trang thiết bị công nghệ thông tin còn yếu và thiếu cho người sử dụng trong các Ban Đảng, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện; khai thác hiệu quả hệ thống phòng họp trực tuyến kết nối từ Trung ương, tỉnh tới huyện và các xã, thị trấn; giám sát khai thác thông tin trên mạng internet một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, huyện đã tăng cường mở lớp bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn nghiệp vụ công nghệ thông tin cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, đặc biệt nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Qua triển khai, huyện đã tổ chức được 92 đợt tuyên truyền, với 10.370 tham gia, nhất là tổ chức “Ngày đoàn viên” tham gia chuyển đổi số năm 2023, với sự tham gia của hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên. Thành lập 9 tổ công nghệ số cộng đồng của các xã, thị trấn, 77 tổ công nghệ số cộng đồng của các thôn, tổ dân phố và lập 12 Đội thanh niên xung kích chuyển đổi số. Đến nay, 100% các Ban Đảng, Ủy ban MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội huyện và Đảng ủy các xã, thị trấn sử dụng chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ trong trao đổi, xử lý văn bản điện tử. 100% các văn bản, tài liệu chính thức (trừ văn bản mật) được các Ban Đảng, MTTQ và các đoàn thể huyện, Đảng ủy các xã, thị trấn phát hành qua môi trường internet (hệ thống IDoc, Ioffice, mail công vụ) và được lưu trữ để khai thác, truy cập. Trên 90% cán bộ, công chức có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo và sử dụng hệ thống trao đổi thông tin (thư điện tử; thông báo gửi, nhận văn bản điện tử) trong công việc. 90% văn kiện Đảng, mục lục hồ sơ kho lưu trữ từ cấp độ không “mật” được quản lý và khai thác trên mạng thông tin của Huyện ủy...
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin