(LĐ online) - Ngày 10/7, Sở Y tế Lâm Đồng đã có văn bản đề nghị Giám đốc các đơn vị chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và Đề án 06 trong ngành y tế nhằm hoàn thành các nhiệm vụ được giao của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND tỉnh.
Chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân đăng ký khám, chữa bệnh trực tuyến |
Theo đó, các đơn vị y tế phải xác định chuyển đổi số là một nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên nguồn lực triển khai, huy động sự tham gia đầy đủ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; trong đó, cấp uỷ đảng, lãnh đạo, trước hết là các đồng chí đứng đầu, giữ vai trò quyết định. Ưu tiên kinh phí cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Đảm bảo số lượng, chất lượng nhân lực cho công tác chuyển đổi số; có chế độ ưu đãi cho nhân lực công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và quản lý dữ liệu y tế. Bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm, giai đoạn 5 năm và các dự án công nghệ thông tin theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
Thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng. Sử dụng có hiệu quả Nền tảng điều phối xử lý sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (IRLab) để được hướng dẫn, nhận cảnh báo sớm và hỗ trợ xử lý sớm nguy cơ, sự cố.
Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ y tế không dùng tiền mặt, triển khai tích hợp thanh toán điện tử cổng dịch vụ công quốc gia và phát triển đa dạng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ công trực tuyến.
Mô hình cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến tại Trung tâm Y tế huyện Di Linh |
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy; đơn thuốc điện tử và triển khai y tế từ xa theo quy định của Bộ Y tế. Kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin sử dụng trong cơ sở khám, chữa bệnh (hệ thống thông tin bệnh viện - HIS, hệ thống thông tin xét nghiệm - LIS, hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh - RIS-PACS...) và kết nối với các các hệ thống thống tin phục vụ công tác quản lý, chuyên môn (như các hệ thống thông tin của Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam...).
Đẩy mạnh khám, chữa bệnh từ xa, triển khai sổ sức khoẻ điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử; chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân, người bệnh trong việc khám, chữa bệnh như: Sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp, nhận dạng sinh trắc học, đăng ký khám, chữa bệnh trực tuyến… Tiếp tục thực hiện liên thông dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe, Giấy Chứng sinh, Giấy báo tử lên Cổng giám định BHYT triển khai Đề án 06.
Đối với các cơ sở y tế dự phòng: Đảm bảo việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh mới nổi, nguy hiểm; quản lý được các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lấy nhiễm; cập nhật kịp thời, đảm bảo có dữ liệu “đúng - đủ- sạch - sống" về tiêm vắc - xin; tham gia phối hợp trong công tác triển khai số sức khoẻ điện tử; hồ sơ sức khỏe điện tử.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin