(LĐ online) - Ngày 11/11, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S; ông Nguyễn Quang Tuyến – Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi; bà Cill Bri - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và hơn 240 thí sinh thuộc 12 đội thi đại diện cho các huyện, thành phố trong tỉnh cùng đông đảo khán giả đến cổ vũ Hội thi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S phát biểu chỉ đạo tại Hội thi |
Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S nhấn mạnh: Hội thi là một hoạt động mang ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số - những người đang góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của tỉnh Lâm Đồng. Sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật là nền tảng quan trọng để đảm bảo sự ổn định, an ninh và trật tự xã hội.
Tặng hoa cho Ban Giám khảo |
Việc tổ chức Hội thi là thể hiện quyết tâm của địa phương trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến toàn thể Nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Những kiến thức pháp luật mà các thí sinh học hỏi và chia sẻ trong Hội thi không chỉ giúp tăng cường hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, mà còn khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật một cách tự giác trong cuộc sống thường ngày.
Ông Nguyễn Quang Tuyến - Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi phát biểu khai mạc |
Phát biểu khai mạc Hội thi, ông Nguyễn Quang Tuyến - Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi khẳng định: Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực công tác dân tộc. Đây không chỉ là sân chơi kiến thức, mà còn là một hoạt động văn hóa đầy ý nghĩa, thúc đẩy giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường tình đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc thiểu số, cùng chung tay xây dựng tỉnh Lâm Đồng phát triển bền vững.
Phần thi chào hỏi thể hiện bản sắc văn hóa riêng của từng đội thi |
Thông qua đó góp phần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là những chính sách thiết thực liên quan đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm giúp bà con hiểu rõ, vận dụng vào cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, những hiệu quả của công tác này gắn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của địa phương, đơn v |
Bằng hình thức sân khấu hóa, phần thi Chào hỏi của các đội thể hiện được kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của địa phương, đơn vị |
Tham dự Hội thi, 12 đội thi trải qua 4 phần thi: Phần Chào hỏi, bằng hình thức sân khấu hóa như thơ, ca, hò, vè, tiểu phẩm… các đội giới thiệu về địa phương, đơn vị mình cũng như kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, những hiệu quả của công tác này gắn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của địa phương, đơn vị; Phần thi trắc nghiệm, mỗi đội trả lời 5 câu hỏi trong bộ đề do Ban Tổ chức đưa ra; Phần thi trả lời tình huống, các đội trả lời 1 câu hỏi tình huống về thực hiện pháp luật lĩnh vực công tác dân tộc.
Đây là dịp để các đội thi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng nhân rộng những mô hình hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng vào công tác dân tộc tại địa phương |
Phần thi Tiểu phẩm tuyên truyền cũng là phần thi có số điểm cao nhất, bằng hình thức sân khấu hóa các đội tuyên truyền chính sách, pháp luật theo chủ đề: tìm hiểu các quy định pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc; nêu gương những cán bộ, cộng đồng, người dân tiêu biểu trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo; chia sẻ kinh nghiệm của địa phương về tổ chức triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, những cách làm hay, mô hình hiệu quả, phù hợp với vùng dân tộc thiểu số và miền núi để nhân rộng…
Phần thi trắc nghiệm tìm hiểu các quy định pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc |
Mỗi phần thi không chỉ phản ánh sự hiểu biết sâu rộng về pháp luật mà còn thể hiện bản sắc văn hóa riêng của từng đội thi. Đây cũng là dịp để các đội thi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng những mô hình hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng vào công tác dân tộc tại địa phương.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin