(LĐ online) - Chiều 4/8, tại Đà Lạt, Cụm thi đua số 3 Bộ Giáo dục Đào tạo gồm 10 tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 -2024.
Hội nghị dưới sự chủ trì điều hành của ông Trần Khắc Lễ - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên, ông Trần Đức Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng. Cùng tham dự có lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên các Sở Giáo dục và đào tạo các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
Chủ trì hội nghị tổng kết năm hộc 2022-2023 cụm thi đua số 3 tại Đà Lạt. |
Năm học qua, các Sở Giáo dục và Đào tạo trong Cụm thi đua số 3 đã bám sát sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh để cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch, các giải pháp, biện pháp chỉ đạo điều hành quản lý các hoạt động chuyên môn của ngành; đặc biệt là triển khai kịp thời, nghiêm túc, quyết liệt việc thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình. Chủ động tham mưu UBND tỉnh trình HĐND ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.
Các sở đã tích cực đổi mới phương thức quản lý theo hướng thiết thực, hiệu quả, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành thông qua hình thức hội nghị trực tuyến, góp phần tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đi lại, hội họp. Cập nhật thường xuyên, kịp thời trên trang thông tin điện tử của các sở về các loại văn bản quy phạm pháp luật; các thông báo ý kiến kết luận, ý kiến chỉ đạo, điều hành của sở; góp phần nâng cao năng lực, chất lượng chỉ đạo, điều hành.
Trong cụm có tỉnh Quảng Nam có học sinh đạt giải quốc tế. Đây là thành tích rất đáng tuyên dương.
Kết quả thi đua về lĩnh vực giáo dục mầm non, các Sở Giáo dục và Đào tạo trong Cụm thi đua số 3 đã tích cực chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Về giáo dục tiểu học, các tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức dạy học linh hoạt, hiệu quả, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học trong học tập và rèn luyện các năng lực, phẩm chất; khả năng hòa nhập phù hợp cho từng đối tượng cụ thể; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh.
Về giáo dục trung học, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn và chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trong đó, bảo đảm yêu cầu thực hiện các nội dung cốt lõi, làm cơ sở để chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các nội dung.
Công tác giáo dục thường xuyên được các tỉnh trong Cụm không ngừng được quan tâm, duy trì, phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng dạy học; Các sở trong cụm đã tích cực phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện xây dựng xã hội học tập; trong đó, đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời, thu hút mọi tầng lớp nhân dân.
Quang cảnh hội nghị. |
Đây cũng là dịp để ngành giáo dục các tỉnh cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Các đại biểu đã nêu lên những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiều nội dung liên quan đến kiểm định chất lượng, trường chuẩn quốc gia, quá trình tuyển sinh, công tác thi tuyển, khen thưởng, học phí…
Về khó khăn, các đại biểu cũng nêu rõ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số cơ sở giáo dục còn thiếu, chưa đồng bộ so với yêu cầu triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nhất là thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học, thiết bị thí nghiệm, thực hành; hệ thống nhà ăn, nhà bếp, nhà nội trú, của nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú còn thiếu so với nhu cầu; nhà công vụ cho giáo viên ở vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng yêu cầu.
Các đại biểu trao đổi, thảo luận. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn còn ở các cấp học; điều kiện làm việc, học tập và đời sống của một số cán bộ, giáo viên và học sinh vùng sâu, vùng xa biên giới, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên còn thiếu, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học; giáo viên môn tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin