Bảo Lâm: Đứt dây neo cầu Cai Bảng, một xe máy cày rớt xuống đập

10:10, 21/10/2010

Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 20/10/2010, chiếc xe máy cày chở khoảng 20 bao cà phê đang di chuyển qua cầu treo Cai Bảng (thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) thì bất ngờ một dây neo mố cầu bị đứt. Sự cố đã khiến chiếc xe máy cày cùng toàn bộ nông sản bị rớt và chìm xuống đâp, rất may là 2 người trên xe bơi được vào bờ thoát nạn.

Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 20/10/2010, chiếc xe máy cày chở khoảng 20 bao cà phê đang di chuyển qua cầu treo Cai Bảng (thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) thì bất ngờ một dây neo mố cầu bị đứt. Sự cố đã khiến chiếc xe máy cày cùng toàn bộ nông sản bị rớt và chìm xuống đâp, rất may là 2 người trên xe bơi được vào bờ thoát nạn.

Anh Trần Minh Hiếu – một người dân canh tác trong khu vực này cho biết: Khi chiếc xe máy cày di chuyển qua cầu thì có khoảng hàng chục chiếc xe máy khác đứng đợi ở đầu cầu nhường xe máy cày qua trước. Khi xe đến giữa cầu thì sự cố đã xảy ra khiến phần giữa cây cầu trùng xuống chấm mặt nước, xe cùng nông sản đều chìm. Đứt dây mố cầu làm cho gần một trăm người dân canh tác trong khu vực Nao Quang, Nao Đơ (xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm) đi làm về bị tắc đường và phải di chuyển đường vòng xa hơn khoảng 30km. Mọi người phải chia nhau xăng để đi về và nông sản phần thì gởi lại, phần thì giấu trong rừng.

Cầu treo Cai Bảng bắc qua đập hồ Cai Bảng phục vụ cho việc tuyển rửa quặng bô xít phục vụ Dự án bô xít nhôm Lâm Đồng. Cầu chính thức đưa vào sử dụng từ đầu tháng 9/2010 với chiều dài khoảng 100m, chiều rộng 2,1m và trọng tải cho phép là 2,5 tấn. Hàng trăm hộ dân canh tác hàng ngàn ha chè, cà phê trong khu vực này chủ yếu đều đi lại, vận chuyển nông sản qua chiếc cầu này mỗi ngày. Ông Nguyễn Văn Triệu  - Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm xác nhận: Dây neo mố cầu bị đứt là do xe máy cày vận chuyển quá tải, khoảng 2,5 tấn. Hơn nữa, cầu chỉ thiết kế để cho xe máy đi qua và cấm xe máy cày. Huyện sẽ chỉ đạo khắc phục ngay sự cố để nối lại giao thông cho người dân.

Tuy nhiên, theo rất nhiều người dân, việc thiết kế cầu như thế là không phù hợp với nhu cầu vận chuyển nông sản của người dân. Nếu đi qua đường cầu, chi phí vận chuyển sẽ thấp hơn 4, 5 lần so với đi đường vòng. Trong khí đó, chính quyền địa phương lại cho rằng không thể thiết kế cầu với chiều rộng và tải trọng lớn hơn để “hạn chế” lâm tặc (?!)

 
Hữu Sang