Đã bắt được liên lạc với 9 ngư dân đảo Lý Sơn

01:10, 16/10/2010

Sau nhiều ngày đợi chờ thắc thỏm và tưởng chừng vô vọng thì trưa nay, lúc 12g45 ngày 16-10-2010, đất liền đã bắt được liên lạc với thuyền trưởng Mai Phụng Lưu và những ngư dân Lý Sơn trên tàu QNg-66478 TS.

Sau nhiều ngày đợi chờ thắc thỏm và tưởng chừng vô vọng thì trưa nay, lúc 12g45 ngày 16-10-2010, đất liền đã bắt được liên lạc với thuyền trưởng Mai Phụng Lưu và những ngư dân Lý Sơn trên tàu QNg-66478 TS.

Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu.
Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu.

Con gái của thuyền trưởng Mai Phụng Lưu là Mai Thị Huệ từ TP. Hồ Chí Minh báo về cho gia đình: Hiện nay ông Mai Phụng Lưu và các ngư dân đang trú tại đảo Trụ Cẩu thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam).

Ngay lập tức, chúng tôi đã liên lạc với cô Mai Thị Huệ, cô Huệ cho hay, từ đảo Trụ Cẩu, ông Lưu đã gọi về cho cô, thông tin đã lênh đênh trên biển mấy ngày nay trong tình trạng đói khát và tàu chết máy buộc ngư dân phải dùng chăn mền trên tàu để làm buồm điều khiển tàu.

Sau đó, họ được một tàu tuần tra của Trung Quốc phát hiện và lai dắt về trú tạm tại đảo Trụ Cẩu. Cô Mai Thị Huệ, con gái của ông Lưu là vợ của ngư dân Bùi Văn Phải (cũng là một trong chín ngư dân trên tàu QNg-66478 TS). Sau khi bặt vô âm tín của cha và chồng, cô Huệ đã lặn lội vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh.

Chúng tôi sẽ thông tin ngay những diễn biến mới nhất về 9 ngư dân Lý Sơn.

Theo ông Bùi Trường Xuân - cán bộ phụ trách thủy sản xã An Hải, ngư dân Mai Phụng Lưu bị Trung Quốc bắt lần này là lần thứ ba.

Tháng 1-2009, trong khi hành nghề lặn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, ngư dân Mai Phụng Lưu bị Trung Quốc tịch thu chiếc tàu đánh cá mang số hiệu QNg-66514-TS, cùng toàn bộ ngư cụ trị giá khoảng 700 triệu đồng.

Trở về nhà, ông Lưu chạy vạy vay mượn mua chiếc tàu đánh cá QNg-66478-TS thì đến tháng 4-2010 lại bị Trung Quốc bắt, thu giữ toàn bộ ngư cụ, máy móc trên tàu trị giá hơn 100 triệu đồng, sau đó thả chiếc tàu cùng 11 ngư dân trở về địa phương.

Ông Lưu đành phải vay mượn thêm tiền của bà con chòm xóm mua sắm máy móc, ngư cụ và đưa tàu ra khơi. Nhưng ngày 11-9, trong khi hành nghề ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, tàu của ông Lưu lại bị Trung Quốc bắt.

Từ ngày ông Lưu bị bắt, cuộc sống của gia đình ông gặp nhiều khó khăn.

Bà Phạm Thị Lan (43 tuổi), vợ ông Lưu, cho biết ngoài ông Lưu còn có hai con trai là Mai Chí Tâm (20 tuổi), Mai Văn Hổ (18 tuổi) và con rể Bùi Văn Hải cũng bị bắt trên tàu này.

Sau khi bị Trung Quốc bắt, ông Lưu có điện thoại về báo tin nhưng sau đó không còn liên lạc được nữa.

Cách đây hai ngày có điện thoại từ nhưng sau đó không còn liên lạc được nữa.

Cách đây hai ngày có điện thoại từ Trung Quốc báo cho ông Lưu gặp bà nhưng khi bà cầm máy thì chỉ có tiếng người nói bằng tiếng Việt giọng lơ lớ bảo nộp phạt 70.000 nhân dân tệ mới được thả về.

Theo bà Lan, cuộc sống gia đình rất khó khăn, bà phải đi làm thuê nuôi con gái út Mai Thị Thư học lớp 10.

Nhà có hơn 3 sào tỏi nhưng không có tiền mua giống, bà con chòm xóm thấy vậy mỗi người cho ít giống trồng được 2 sào, còn 1 sào cho thuê để trừ bớt nợ. Cháu Thư thấy nhà khổ quá nên đã nghỉ học theo một người quen vào TP.HCM phụ bán phở cách đây một tuần.

Theo Tuổi trẻ