Tại báo cáo sơ kết 9 tháng đầu năm 2010, UBND tỉnh đã công bố số liệu về đàn gia súc hiện có của địa phương. Qua đó cho thấy, các chỉ tiêu về chăn nuôi, nhất là chỉ tiêu về tổng đàn, đều thấp hơn so với kế hoạch, trong đó có một vài chỉ tiêu thấp hơn cả cùng kỳ.
Tại báo cáo sơ kết 9 tháng đầu năm 2010, UBND tỉnh đã công bố số liệu về đàn gia súc hiện có của địa phương. Qua đó cho thấy, các chỉ tiêu về chăn nuôi, nhất là chỉ tiêu về tổng đàn, đều thấp hơn so với kế hoạch, trong đó có một vài chỉ tiêu thấp hơn cả cùng kỳ.
Đưa heo bệnh đi tiêu hủy. Ảnh: Tuấn Linh |
Dịch heo tai xanh ở Lâm Đồng được phát hiện vào ngày 27.7 tại xã Nam Ninh thuộc huyện Cát Tiên. Mặc dầu ngay sau đó – 30.7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã nhanh chóng công bố dịch và cũng nhanh chóng thực hiện việc khoanh vùng và dập dịch với nguồn kinh phí không nhỏ; tuy nhiên, kết quả mang lại lại không như mong đợi: Dịch heo tai xanh từ ổ dịch Nam Ninh ngay lập tức lan ra nhiều địa phương khác trong huyện; và cho đến nay, trong tổng số 12 xã của huyện Cát Tiên đã có đến 11 xã bị dịch heo tai xanh hoành hành.
Cũng tính đến thời điểm này, chỉ riêng huyện Cát Tiên đã có 2.060 hộ chăn nuôi có heo mắc bệnh tai xanh với tổng số heo “xấu số” là 20.447 con; nếu quy ra kg thì số heo mắc bệnh này tương đương 1.241.112kg.
Và, cho đến lúc này, trong tổng số 12 huyện, thành của Lâm Đồng, ngoài Cát Tiên còn có 7 địa phương khác có bệnh heo tai xanh hoành hành, gồm: Bảo Lâm với 330 con mắc bệnh, Di Linh 186 con, Đạ Tẻh 140 con, Lâm Hà 81 con, TP Bảo Lộc 81 con, Đạ Huoai 9 con và Đức Trọng 5 con. Tất nhiên, toàn bộ số heo này cũng đã bị tiêu hủy.
Như vậy, rất có thể năm 2010 là một năm sa sút trong chăn nuôi của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, đó chưa phải lài điều quan trọng nhất. Vấn đề đáng nói hơn: Bởi chưa thể khống chế được dịch bệnh trên đàn gia súc nên TP du lịch Đà Lạt hiện đang bị đe dọa!